Translate

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

NHỮNG MÓN ĐỒ KHAI NGHIỆP ĐỪNG DẠI MÀ ĐEM BÁN

 Có rất nhiều người khi bán đi món đồ gia truyền, khi bán đi mảnh đất tổ tiên, dù là đang rất giàu có, quyền uy, lại tự dưng tai vạ ập đến. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có phải họ đã trót bán đi món đồ khai nghiệp?

mon do khai nghiep

Ảnh: Dân trí

Những món đồ khai nghiệp

Không có một minh chứng nào, không có một kinh điển nào nói đến vấn đề KHAI NGHIỆP có liên quan đến các vật dụng thường dùng. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống hằng ngày, chúng ta thường hay nghe nhắc đến một người nào đó khi thành tựu sự nghiệp lại hay gắn với những giai thoại về các món đồ vật, sự việc vô cùng mật thiết. Những vật dụng này chính là những món đồ KHAI NGHIỆP

Niềm tin này với người đời lớn đến mức họ tin chắc rằng, nếu người đó, dòng họ đó, gia tộc đó, triều đại đó mất đi MÓN VẬT KHAI CƠ thì sẽ sớm lụi tàn, lụn bại.

Có khá nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này, vì vậy hôm nay đây thầy xin được sẻ chia mấy điều vụn nhặc, hy vọng sẽ hữu ích cho người cần kíp!

Sợi dây vô hình giữa con người và MÓN VẬT KHAI CƠ

Trước hết thầy xin nói về sợi dây vô hình dưới góc nhìn khoa học, rằng nếu ta chạy một chiếc xe hằng ngày mưu sinh, đến khi lập thành sự nghiệp, thì như vậy chiếc xe đó không chỉ là kỷ vật, không chỉ là phương tiện cùng ta khai cơ, lập nghiệp nó còn làm cho bản thân ta có sự tự tin khi lái nó, cũng là món đồ mà nhiều người đã từng biết đến ta đều đã thấy qua.

Như vậy, khi ta với chiếc xe đã hòa thành một thể, sẽ tạo thành một sự gắn kết vô hình trong tâm thức, tình cảm trong tâm hồn. Cho nên ta sẽ chỉ tự tin khi lái nó, thành công cũng sẽ từ đó mà ra. Ngược lại khi ta bán nó đi, dù là không quá cần đến nữa thì công việc, sự nghiệp lại tự dưng đổ dốc, nhiều người cho rằng vì ta không biết gìn giữ món đồ may mắn đã đem lại cơ nghiệp cho mình. Đó là góc độ về tâm lý, khoa học.

Còn về tâm linh thì sao?!

Có rất nhiều người khi bán đi món đồ gia truyền, khi bán đi mảnh đất tổ tiên, dù là đang rất giàu có, quyền uy, lại tự dưng tai vạ ập đến.

Việc này trong bài pháp trước đây thầy đã từng nhắc qua.

Các món đồ vật ấy là sợi dây liên kết giữa các đời tông tổ với cháu con, cho nên hãy cân nhắc khi ta quyết định bán nó đi.

Còn nếu là món đồ ấy do ta tạo ra trong hiện tại, thì cũng nên hiểu rằng:

MỘT ĐỜI NGƯỜI CÓ NHIỀU ĐOẠN TÁC DUYÊN. VỚI MỖI ĐOẠN TÁC DUYÊN ỨNG HỮU MỘT MẶT ĐẠI SỰ CỦA ĐỜI.

  • - Tỉ dụ: năm 20-30 tuổi là thời đoạn Tác Duyên để gặp người phu phụ.
  • - Năm 30-40 tuổi là thời đoạn Tác Duyên kiến gặp nghiệp cơ, trong đoạn này bao nhiêu may mắn làm ăn sẽ đến, ta mua được một mảnh đất nhỏ, về sau đến lúc 60-70 tuổi, gia sản nhiều nên bán mảnh đất nhỏ này đi, sao tự dưng các gia sản khác cũng lần lượt trôi mất?!

Đó là vì ta không giữ được Thời Đoạn Tác Duyên, không hiểu quy luật vận hành của tạo hóa, thiên địa.

Người Trung Hoa rất coi trọng vấn đề này! Một khi họ tìm được KHAI VẬT (dù là cái chày, con dao, cái cuốc, chiếc xe, mảnh đất) thì họ nhất nhất giữ lấy đến cùng (ngoại trừ những việc bất khả kháng ra) họ không bao giờ tự hủy hoại hoặc bán chác cho ai khác.

Con người trong đời với thời đại mới lại dễ mua, dễ bán, với mọi người gần như không có gì là Khai Vật, tất cả đều có thể bán - mua. Chỉ cần (có lời) là được.

Nhưng kỳ thực cái lợi đó nhỏ bé vạn lần so với cái mất đi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét