THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Training feng shui, certificates are only valid for feng shui students who finish the course.

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Organize feng shui and martial arts certification exams for individuals and units who have needs

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Associating with individuals and organizations operating: feng shui, martial arts, culture and art

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Provide feng shui items

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Receive support for all services and issues related to feng shui yin: tomb, code, spirituality

Translate

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG TRONG ĐẠO BÙA

 Ở Việt Nam, bùa chú thường được gọi là bùa, cũng được gọi là Đạo bùa. Nguyên nhân bởi bùa chú ở nước ta tuy chịu ảnh hưởng của Phật giáo Mật tông, chiêm tinh, tín ngưỡng bản địa… nhưng căn bản có nguồn gốc và chịu ảnh hưởng chính từ Đạo giáo. Các chi tiết trên Đạo bùa dẫu ngoằn ngoèo, rắc rối, nhưng quan sát kĩ có thể thấy những hình tượng, chữ viết mang tính quy luật, những lối trình bày mang phong cách riêng, từ đó thể hiện những hàm ý, những ý đồ của người viết – vẽ bùa. Nói cách khác, những gì thể hiện trên lá bùa là những biểu tượng, hoàn toàn có thể giải mã, có thể hiểu được.



1. Các nhóm biểu tượng trên Đạo bùa


Một Đạo bùa hoàn chỉnh căn bản cấu thành từ ba nhóm biểu tượng chính: nhóm những hình vẽ, nhóm chữ Hán và nhóm ấn triện (hình 1).




Hình 1


1.1. Nhóm những hình vẽ


Các hình vẽ trên các Đạo bùa muôn hình muôn vẻ, được thể hiện bằng những những nét đơn giản hoặc những đường dích dắc, ngoằn ngoèo, có khi là một hình vẽ cụ thể (người, hổ…). Các hình vẽ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên Đạo bùa, phần trên (phù đầu), phần giữa (phù đảm, hay phù phúc) hay phần dưới (phù cước). Dễ gặp một số biểu tượng dưới đây, và ý nghĩa mà nó biểu trưng kì thực không quá khó hiểu như người ta vẫn tưởng.


Phù đầu thường chứa một số biểu tượng biểu thị vị thần tiên hay lực lượng đứng tên ra lệnh, dùng uy lực của họ để tăng uy lực cho Đạo bùa. Hình 2, 3, 4 là những phù đầu hay gặp: Hình 2 biểu tượng ấn quyết gồm Lôi (giữa), Hỏa (trái) và Phong (phải). Hình 3 biểu trưng cho Tam tài (Thiên – Trời, Địa – Đất, Nhân – Người). Cũng biểu trưng Tam Đài Tinh Quân, gồm Thượng Đài (上臺虛精開德星君Hư Tinh Khai Đức Tinh Quân), Trung Đài (中臺六淳司空星君Lục Thuần Tư Không Tinh Quân) và Hạ Đài (下臺曲生司祿星君Khúc Sinh Tư Lộc Tinh Quân). Tam Đài Tinh Quân được Đạo giáo coi là đứng đầu các tinh tú, cũng được coi là đấng thần tiên điều hòa âm dương, vạn vật. Hình 4 biểu tượng Tam Thanh, gồm ba vị: nét giữa biểu trưng Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, nét trái biểu trưng Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, nét phải biểu trưng Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (tức Thái Thượng Lão Quân, cũng chính là Lão Tử)



Phù đảm thường dùng hình tượng biểu thị các tinh tú, lục đinh, lục giáp… hàm ý các lực lượng này sẽ đóng vai trò thi hành nội dung Đạo bùa truyền tải (xem hình 1).


Phù cước thường là một ấn quyết, biểu thị uy lực linh thiêng và hiệu nghiệm của lá bùa. Có nhiều ấn quyết hác nhau có thể làm phù cước, hình 11 là một ví dụ minh họa. Nó là một phù cước, tên gọi “Thất Phật”, biểu trưng cho bảy hiện thân của Phật, gồm Đa Bảo Như Lai Phật, Bảo Thắng Như Lai Phật, Diệu Sắc Thân Như Lai Phật, Quảng Bác Thân Như Lai Phật, Di Bố Uy Như Lai Phật, Cam Lộ Vương Như Lai Phật, A Di Đà Như Lai Phật. Uy lực của Đạo bùa được phát huy mạnh hơn nhờ sự góp sức của bảy vị Phật này. Phù cước này cho thấy sự hấp thụ tư tưởng Phật giáo vào phù chú của Đạo giáo.



 


1.2. Nhóm chữ Hán


Trên Đạo bùa có thể xuất hiện chữ Phạn vì hấp thu ảnh hưởng từ Phật giáo. Nhưng là một sản phẩm văn hóa có nguồn gốc Đạo giáo Trung Hoa, việc Đạo bùa chủ yếu sử dụng chữ Hán là điều dễ hiểu.


Các chữ Hán ở đây có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc theo nhóm.


Một số chữ đơn lẻ thường gặp như: chữ 罡 cương hay chữ 煞 sát biểu trưng cho thiên cương, địa sát, cũng biểu trưng cho các hung tinh (sao dữ), nhằm phát huy sức mạnh của bùa; hay chữ 弓cung đóng vai trò dụng cụ bắn tên, một pháp khí có tác dụng trừ tà.


Cũng có những chữ đi theo nhóm, diễn đạt một ý, hoặc biểu trưng cho một ấn quyết nào đó, ví dụ: hai chữ勅令sắc lệnh thường xuất hiện ở phù đầu thể hiện ý chí ra lệnh của Đạo bùa; hay chữ lục đinh, lục giáp[1] cũng có khi viết thẳng là 六丁 lục đinh, 六甲 lục giáp, nhưng cũng có khi được biểu hiện bằng sáu chữ đinh 丁丁丁丁丁丁và sáu chữ giáp甲甲甲甲甲甲.


1.3. Nhóm ấn triện


Các ấn triện là những dấu đỏ, đóng ở nhiều vị trí khác nhau của bùa. Nhìn chung, có thể chia ấn triện ra hai loại chính là triện khắc hình vẽ và triện khắc chữ. Xem giữa chúng là kiểu kết hợp.


Triện khắc hình vẽ thường là những biểu tượng của Đạo giáo như hình âm dương, bát quái.


Triện khắc chữ thì thường là tên của vị thần, tên của pháp sư đứng ra thể hiện quyền uy trên lá bùa. Cũng có khi nội dung của nó lại là một ấn quyết hoặc một câu chú.


2. Một số cách thức biểu hiện biểu tượng khiến bùa chú trở nên huyền bí


2.1. Tạo cách thể hiện chữ Hán mới


Tính chất huyền bí của bùa có khi đơn giản chỉ xuất phát từ phương thức “lạ hóa” của người viết – vẽ bùa. Có thể khái quát được ba kiểu “lạ hóa” thường gặp sau.


Thứ nhất là kéo dài hoặc làm biến dạng các nét, tạo ấn tượng kì quái. Chẳng hạn chữ炓 liệu (ánh lửa) ở hình 12 được vẽ kéo dài nét sổ, cuộn thành vòng bọc lấy cả chữ, tạo giá trị của một ấn quyết, dùng ánh lửa xua đuổi tà ma. Hai chữ勅令sắc lệnh ở hình 13, 14 bị làm biến dạng các nét, tạo thành những hình thể vượt ra ngoài giá trị của văn tự.



 


Thứ hai, các ấn quyết có thể được thể hiện thông qua việc tổ hợp các chữ Hán thành nhóm, sắp xếp theo một trật tự đặc biệt. Hình 15 là ấn quyết tổ hợp bởi bốn chữ Hán là 令兵馬印 lệnh binh mã ấn (con dấu để điều động, ra lệnh cho binh mã). Hình 16 là ấn quyết罡印cương ấn (con dấu của ấn quyết cương), theo đó chữ 印 ấn bị tách làm hai, để chữ罡cương nằm ở vị trí chính giữa.



Thứ ba, các pháp sư có thể tạo ra những chữ riêng chỉ dùng cho Đạo bùa. Đó có thể coi là những “quái tự”, những ấn quyết đặc hữu của Đạo bùa. Ví dụ, hình 17 là một “quái tự” biểu trưng cho nhị thập bát tú[2], dùng lực lượng này thực thi quyền năng của bùa.



 


2.2. Phối hợp các hình vẽ - biểu tượng


Bản thân các hình vẽ đã đem lại cảm giác bí hiểu bởi những biểu tượng được mã hóa trong nó. Các pháp sư còn đẩy sự bí hiểm, huyền bí đi xa hơn khi phối hợp các hình vẽ đó với nhau tạo thành một thông điệp mang ý nghĩa và sức mạnh tổ hợp của tất cả các hình vẽ cấu thành.


Ví dụ, hình 18 là một phù cước phối hợp nhiểu biểu tượng, nhằm tăng hiệu quả trấn yêu trừ tà, được coi là một ấn quyết cao cấp.



Đây là hình vẽ được tổ hợp từ một nét ngang biểu thị thanh kiếm của thần linh, một nét biểu thị khiến quỷ thần kinh hãi, nét vẽ biểu thị sự thông quán khắp trời đất (hình 19), nét vẽ biểu thị “ngũ lôi lệnh” [3] (hình 20), các nét chấm biểu thị thần binh (hình 21) và hình vẽ biểu tượng trời đất sáng tỏ (hình 22, mũi tên chỉ hướng bút vẽ hình). Vì thế, có thể diễn đạt “thông điệp” này như sau: Đây là một ấn quyết quyền uy khắp trời đất, mạnh mẽ như một nhát kiếm khiến tà ma kinh hãi, có sự trợ uy của “ngũ lôi” và thần binh, nên hiệu lực của bùa phải được thực thi ngay.



Sự phối hợp không chỉ nằm ở mỗi chi tiết, mà là sự phối hợp của toàn bộ các chi tiết trên một Đạo bùa, biến nó thành một chỉnh thể thống nhất, tạo nên uy lực chung. Hình 23 là một Đạo bùa cầu duyên cho nam nữ hòa hợp, với sự phối hợp ăn ý, thống nhất giữa các bộ phận cấu thành.


 




Hình 23


3. Một vài nhận xét


Bùa chú xét ở một khía cạnh nào đó thực sự vẫn cần thiết cho cuộc sống hôm nay, bởi nó là thông điệp ghi lại những ước vọng, những khát khao muốn đạt tới của con người. Phần lớn bùa chú hướng tới những giá trị cao đẹp như một gia đình hạnh phúc, một tình yêu chung thủy, một cuộc sống sung túc ấm yên…, nên nó hàm trong đó những giá trị nhân văn sâu sắc, tạo sức hấp dẫn lớn bất kể sự khác biệt về không gian, thời gian, dân tộc…


Vì thế, dễ thấy bùa chú là một hiện tượng mang tính phổ biến. Nhưng nó lại thường gây ra những cảm nhận huyền bí, là mảnh đất màu mỡ của mê tín. Cho nên, giải mã bùa chú chính là giải mê, là phương thức tốt nhất để bài trừ mê tín. Nếu được tìm hiểu, thì nó đơn giản cũng chỉ là một hệ thống mã, hoàn toàn có thể giải mã dưới góc nhìn của kí hiệu học.


 


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


1.     Phạm Diệp, Hậu Hán thư (後漢書), Trung Hoa thư cục, 2007.


2.     Pháp Huyền sơn nhân, Phù chú ứng dụng diệu pháp toàn thư (符咒應用妙法全書), Tiến nguyên thư cục, Đài Loan, 1998.


3.     Hứa Đạo Nhân, Tổng hợp phù chú giảng nghĩa (綜合符咒講義), Tiến nguyên thư cục, Đài Loan, 1987.


4.     Lưu Hiếu Tồn, Trung Quốc thần mật ngôn ngữ (中國神秘語言), Trung quốc văn liên xuất bản xã, 1999.


 


Bản tiếng Anh: Decoding the symbols of the Taoism amulets, Tạp chí Khoa học (Journal of Science), Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Volume 58, Number 5, June 2013, p71-76.



 


 


[1] Theo Hậu Hán thư, lục đinh gồm Đinh Mão, Đinh Tị, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh Hợi và Đinh Sửu, được coi là các vị âm thần. Lục giáp gồm Giáp Tí, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp thìn và Giáp Dần được coi là các vị dương thần. Lục đinh lục giáp thường được các Đạo sĩ sử dụng khi viết, vẽ bùa nhằm cung thỉnh các vị thần, xua đuổi ma quỷ.


[2] Hai mươi tám ngôi sao lớn, gồm: Giác 角, Cang 亢, Đê 氐, Phòng 房, Tâm 心, Vĩ 尾, Cơ 箕, Tỉnh 井,  Quỷ 鬼, Liễu 柳, Tinh 星, Trương 張, Dực 翼, Chẩn 軫, Khuê 奎, Lâu 婁, Vị 胃, Mão 昴, Tất 畢, Chủy 觜, Sâm 參, Đẩu 斗, Ngưu 牛, Nữ 女, Hư 虛, Nguy 危, Thất 室, Bích 壁.


[3] Ngũ lôi là một phương thuật của Đạo giáo. Lôi Công có năm anh em, nổi mưa gió sấm chớp diệt tật khổ, lập công cứu người, nên mới có tên gọi “ngũ lôi”.


PGS.TS. Dương Tuấn Anh

BẮC ĐẨU CHÂN KINH

 北斗真經


佺名為(太上玄靈北斗本命延生真經)



*

*    *


爾 時,太上老君以永壽元年正月七日,在泰清境上太极宮中,觀見眾生億劫漂沉,周回生死。或居人道,生在中華;或生夷狄之中;或生蠻戎之內;或富或貴,或賤或 貧。暫假因緣,墜于地獄。為無定故,罪孽牽纏,魂係陰司,受楛滿足,人道將違。生居畜獸之中。或生禽虫之屬,轉乖人道,難复人身。如此沉滄,不自知覺,為 先世迷真之故,受此輪回。乃以偯憫之心,分身教化,化身下降,絰于蜀都(注)。地神涌出,扶一玉侷,而作鄗座。于是老君升玉侷坐,授与天師《北斗本命經 訣》。广宣要法,普濟眾生。

是時,老君告天師曰:“人身難得,中土難生,假使得生,正法難遇。多迷真道,多入邪宗,多种罪根,多肆巧詐,多恣婬 殺,多好群情,多縱貪嗔,多沉地獄,多失人身。如此等緣,眾生不悟,不知正道,迷惑者多。我今偯見此等眾生,故垂教法,為說良緣,令使知道,知身性命,皆 憑道生,了悟此因,長生人道。种子不絕,世世為人。不生無道之鄉,不斷人之根本。更能心修絰道,漸入仙宗,永禸輪回,超升成道。故我示汝法,令度天民,歸 真知命。可以本命之日,修齋設醮(音校、注2,)啟祝北斗、三官五帝、九府四司,荐福消災。奏章懇愿,虔誠獻禮,种种香花。時新五果。隨世威儀,清淨壇 宇,法天像地。或就觀宇,或就傢庭,隨力建功,請行法事,功德深重,不可具陳。唸此大圣北斗元真君名號,儅得罪業消除,災愆(音演、注3)洗盪,福壽資 命,善果臻(音)身。凡有急難,可以焚香誦經。克期安泰。于是,說大圣北斗解厄應驗曰:


“大圣北斗七元君,能解三災厄;         大圣北斗七元君,能除四煞厄;

大圣北斗七元君,能解五行厄;           大圣北斗七元君,能解六害厄;

大圣北斗七元君,能解七傷厄;           大圣北斗七元君,能解八難厄; 

大圣北斗七元君,能解九星厄;           大圣北斗七元君,能解伕妻厄;

大圣北斗七元君,能解男女厄;           大圣北斗七元君,能解生產厄;

大圣北斗七元君,能解复槤厄;           大圣北斗七元君,能解疫癘厄;

大圣北斗本元君,能解疾病厄;          大圣北斗七元君,能解精邪厄;

大圣北斗七元君,能解虎狼厄;           大圣北斗七元君,能解虫蛇厄;

大圣北斗七元君;能解劫賊厄;          大圣北斗七元君,能解枷棒厄;

大圣北斗七元君,能解橫死厄;          大圣北斗七元君,能解咒誓厄;

大圣北斗七元君,能解天儸厄;          大圣北斗七元君,能解地網厄;

大圣北斗七元君,能解刀兵厄;          大圣北斗七元君,能解水火厄。


于 是七元君,大圣善通靈,濟度諸厄難,超出楛眾生。若有急告者,持誦保安平。儘憑生百福,咸喫于五行。三魂得安健,邪魅不能停。五方降真炁,万福自來駢(音 並,注4)。長生超八難,皆由奉七星。生生身自在,世世保神清,善似光中影,應如穀浬聲。三元神共護,万圣眼同明。無災亦無障,永保道心宁。”

老 君曰:“北辰垂象,而眾星拱之,為造化之樞机,作神人之主宰。宣威三界,統御万靈。判人僩善惡之期,司陰昜是非之目。五行共稟,七政(注)同科。有回死注 生之功,有消災度厄之力。上絰帝王,下及庶人,尊卑雖則殊途,命分俱無差別,凡伕在世迷謬者多,不知身屬北斗,命由天府。有災有患,不知解謝之門;祈福祈 生,莫曉歸真之路。緻使魂神被係,禍患來纏。或重病不痊,或邪妖克害,槤年困篤,累歲迍邅(音淳沾,注5)。塚訟征呼,先亡复槤。或上天譴責,或下鬼訢 誣。若有此危厄,如何救解㊣急須投告北斗,醮謝真君,及轉此經。認本命真君。方擭安泰,以絰康榮。更有深妙,不可儘述。凡見北斗真形,頂禮恭敬:


北斗第一,昜明貪狼太星君(子生人屬之);    北斗第二,陰精巨門元星君(丑亥生人屬之);

北斗第三,真人祿存貞星君(寅戍生人屬之);  北斗第四,玄冥文曲紐星君(卯酉生人屬之);

北斗第五,丹元廉貞罡星君(辰申生人屬之);  北斗第六,北极武曲紀星君(巳未生人屬之);

北斗第七,天沖破軍關星君(午生人屬之);    北斗第八,洞明外輔星君。

北斗第九,隱光內弼星君;   上台虛精開德星君;  中台六淳司硿星君;  下台曲生司祿星君。


如 是真君名號,不可得聞,凡有見聞,能持唸者,皆道心深重,宿有善緣。得聞持頌,其功德力,莫可稱量。若正信男女,持此真經,智慧性圓,道心開發,出群迷 徑,入希夷門,歸奉真宗,躂生榮界。于是,三元八節,本命生辰;北斗下日,嚴置壇場。轉經齋醮,依儀行道。其福無邊,世世生生,不違真性,不入邪見。

持經之人,常持誦七元真君所屬尊號,善功圓滿,亦降吉祥。即說北斗咒曰:


“北斗九辰,中有七神。上朝金闕,下覆崑侖。調理綱紀,統制乾坤。大魁貪狼,巨門祿存,

文曲廉貞,武曲破軍,鄗上玉皇,紫微帝君。大周法界,細入微塵。何災不滅,何福不臻。

元皇正炁,來合我身。天罡所指,晝夜常輪。俗居小人。好道求靈,愿見尊儀,永保長生。

三台虛精,六淳曲生, 生我養我,護我身形。

魁、鬼勺、鬼雚、鬼行、鬼畢、鬼甫、魒  尊帝,急急如律令!”


老 君曰:“凡人性命五体,悉屬本宮星官之所主掌。本命神將,本宿星官,常垂廕祐,主持人命,使保天命年。凡俗無知,終身不悟。伕本命星官,每歲六度,降在人 僩,降日為本命期限。有南陵使者三千人,北斗星君七千神將,本命真官降駕,眾真悉來擁護,可以消災忏罪,請福延生。隨力章醮,福德增崇。其有本命限期將 絰,自身不知,不設齋醮,不修香火,此為輕生迷本,不貴人身。天司奪祿,減算除年,多緻夭喪。迷誤之者,雖遇經訣,怀不信心,毀謗真文。如此之人,淪沒三 途,漂沉諸趣,永失人身,深可悲憫,自緻廝楛。

若本命之日能修齋醮,善躂天司,一世于本命限期,開轉真經,广陳供養,使三生常為男子身,富貴聰 明,人中殊勝。其有生身果薄,雖在人中,貧窮下賤。縱知本命無力修崇,能酌水獻花,冥心望北极,稽首禮拜,唸本命運真君名號者,亦不虛過。本命限期,皆得 延生注福,係係人身,災厄蠲(音捐、注7)除,擭福無量。”


天師歡喜,踴躍作禮。讚嘆難可得遇無上法橋。老君重告天師曰:“世人罪福善 惡,皆屬天師,忏罪消災,莫越修奉。遇本命生辰,告身中元辰、驛馬,削落三災九厄,保見今眷屬安宁。凡有上士于本命生辰,持此真文者,外伏魔精,內安真 性。功霑(音沾,注8)水陸,善及存亡。悔過虔恭,漸登妙果。重立玄功,証虛無道,乃得圣智圓通。隱顯莫測,出有入無,逍遙云際,升入金門,与道合真。身 超三界。永不輪轉,壽量無窮,快樂自在。


凡有男女,于本命生辰,及諸齋日,清淨身心,焚香持此真文,自認北极本命所屬星君,隨心禱祝,善無不應。災罪消除,緻感万圣千真,俱來衛護。

此文所在之處,千真敬禮,万圣護持。魔鬼潛消,精靈伏匿,世有災殃,悉皆消滅。是名《北斗本命延生經訣》乃修真之徑路。得道逍遙,皆因此經;証圣成真,皆因此經;出禸生死,皆因此經;保護男女,皆因此經。保命延年,皆得自在,永為身寶,福壽可稱。保而敬之,非人勿示!”

老君說經將畢,龍鶴天仙來迎,還于玉京。是時天師得受妙法,而作是言。誓愿流行,以伝善士。若有男女,受持讀誦,我儅与十戒仙官,所在擁護。于是再拜老君而說讚曰:


“傢有北斗經,本命降真靈。傢有北斗經,宅捨得安宁。

傢有北斗經,父母保長生。傢有北斗經,諸厭化為塵。

傢有北斗經,万邪自歸正。傢有北斗經,營業得稱情。

傢有北斗經,闔門自康健。傢有北斗經。子孫保榮盛。

傢有北斗經,五路自通躂。傢有北斗經。眾惡永消滅。

傢有北斗經,六畜保興旺。傢有北斗經,疾病得痊瘥(讀柴、注9)

傢有北斗經,財物不虛耗。傢有北斗經,橫事永不起。

傢有北斗經,長保亨利貞。”


老君曰:“善哉!善哉!汝可宣揚正教,福利無邊。普及眾生,永沾勝善。”天師稽首禮謝,信受奉行。


建齊七政,佈瞋万方。消災解賜流光,刑克永無妨。煥彩光芒,賡(音耕,注9)拜保安康。 

太上玄靈北斗本命延生真經

大慈延壽天尊!


*

* *


(按:太上玄靈北斗本命延生真經誦畢,若有時僩,亦可加誦《玉皇心印》及《斗母寶誥》。)

注釋:

(1)醮,音校,齋醮即古時一种設壇祭祠祀活動。

(2)愆,音牽,過失罪愆,錯過時期曰愆期、愆滯,即失誤、延擱之意。

(3)駢,音並,並列、對偶、密接之意。文選晉嵇叔夜(康)琴賦有“雙美並進,駢馳异驅”之句,即此字意。

(4)迍邅,音淳沾,處境困難,不能前進的樣子。

(5)道傢帶鬼字頭的异体字,除了原出字典外,大都是以諧音誦“”讀,即用原字原音。主要是反應隱態的特定環境或作用。例如魁仍讀斗,其它鬼字中的魁、鬼勺、鬼雚、鬼行、鬼畢、鬼甫、魒各讀其音。反應的是鬼气入星斗無所遁形之意。

(6)蠲,音捐,蠲除就是免除、去除之意。

(7)霑,音沾,潤澤,沾濡、受教化之意。《大唐襾域記八摩揭陀國上》有“佛法玄妙,英賢繼軌,無為守道,含溼霑化”數句,是對此字的詮釋。

(8)瘥,音柴去聲,“痊瘥”、即疾病、小疫得痊愈之意。

(9)“賡”音耕。繼續。賡續不斷之意。


 


Click this bar to view the full image.


                 


Bắc Đẩu Chân Kinh


(Thái Thượng  Huyền Linh Bắc Đẩu Bổn Mệnh Diên  Sinh Chân Kinh )


(dưới đây là phần âm để tụng, còn phần dịch nghĩa thì sẽ dịch sau)


***

Nhĩ thời , Thái Thượng Lão Quân dĩ Vĩnh Thọ Nguyên Niên chính nguyệt  thất nhật , tại Thái Thanh Cảnh thượng Thái Cực Cung trung , quan kiến chúng sinh ức kiếp phiêu  trầm  , chu hồi sinh tử . Hoặc cư nhân đạo , sinh tại Trung Hoa ;hoặc sinh di địch chi trung ;hoặc sinh man nhung chi nội ;hoặc phú hoặc quí  , hoặc tiện hoặc bần . Tạm giả  nhân duyên , truỵ vu địa ngục . Vi vô định cố , tội nghiệt khiên triền , hồn hệ âm ty , thụ hộ mãn túc , nhân đạo tương  vi . Sinh cư súc thú chi trung . Hoặc sinh cầm trùng chi thuộc , chuyển  quai nhân đạo , nạn   phúc nhân thân . Như thử trầm  thương , bất tự tri giác , vi tiên thế mê chân chi cố , thụ thử luân hồi . Nãi dĩ y mẫn chi tâm , phân  thân giáo hoá , hoá thân hạ giáng  , điệt vu thục đô . Địa thần dũng xuất , phù nhất ngọc cục , nhi tác cảo toạ . Vu thị Lão Quân thăng ngọc cục toạ , thụ dữ Thiên Sư 《Bắc Đẩu Bổn   Mệnh Kinh Quyết 》. Nghiễm tuyên yếu pháp , phổ tế chúng sinh .

*

*       *

Thị thời , Lão Quân cáo Thiên Sư viết :“Nhân thân nạn   đắc , Trung thổ nạn   sinh , giả  sử  đắc sinh , chính pháp nạn   ngộ . Đa mê chân đạo , đa nhập tà tông  , đa chủng tội căn , đa tứ xảo trá , đa tứ dâm sát , đa hảo   quần tình , đa túng tham sân , đa trầm  địa ngục , đa thất nhân thân . Như thử đẳng duyên , chúng sinh bất ngộ , bất tri chính đạo , mê hoặc giả đa . Ngã kim y kiến thử đẳng chúng sinh , cố thuỳ giáo pháp , vi thuyết  lương duyên , lệnh  sử  tri đạo , tri thân tính mệnh , giai bằng đạo sinh , liễu ngộ thử nhân , trường  sinh nhân đạo . Chủng tử  bất tuyệt , thế thế vi nhân . Bất sinh vô đạo chi hương , bất đoạn  nhân chi căn bổn   . Cánh năng tâm tu điệt đạo , tiệm nhập tiên tông  , vĩnh nhựu  luân hồi , siêu thăng thành đạo . Cố ngã thị nhữ pháp , lệnh  độ thiên dân , qui  chân tri mệnh . Khả    dĩ bổn   mệnh chi nhật , tu trai thiết tiêu  , khải chúc Bắc Đẩu 、Tam Quan Ngũ Đế 、Cửu Phủ Tứ Ty , tiến  phước tiêu tai . Tấu chương khẩn nguyện , kiền thành hiến lễ , chủng chủng hương hoa . Thời tân ngũ quả . tuỳ thế uy nghi , thanh tịnh đàn vũ , pháp thiên tượng địa . Hoặc tựu quan vũ , hoặc tựu gia đình , tuỳ lực kiến công , thỉnh hành  pháp sự , công đức thâm trọng   , bất khả    cụ trần .Niệm thử Đại Thánh Bắc Đẩu Nguyên Chân Quân danh hiệu , đương đắc tội nghiệp tiêu trừ , tai khiên tẩy đãng , phước thọ tư mệnh , thiện quả trăn thân . Phàm hữu cấp nạn  , khả    dĩ phần hương tụng kinh .Khắc kỳ  an thái . Vu thị , thuyết  Đại Thánh Bắc Đẩu Giải Ách ứng nghiệm viết :



“Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải tam tai ách ;       

 Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng trừ tứ sát ách ;

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải ngũ hành  ách ;         

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải lục hại ách ;

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải thất thương ách ;         

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải bát nạn   ách ; 

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải cửu tinh ách ;         

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải phu thê ách ;

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải nam nữ ách ;         

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải sinh sản ách ;

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải phúc liên ách ;       

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải dịch lệ ách ;

Đại thánh Bắc Đẩu  Thất  Nguyên quân , năng giải tật bệnh ách ;         

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải tinh tà ách ;

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải hổ lang ách ;         

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải trùng xà ách ;

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân ;năng giải kiếp tặc ách ;         

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải già  bổng ách ;

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải hoạnh tử ách ;       

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải chú thệ ách ;

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải thiên la ách ;       

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải địa võng ách ;

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải đao binh ách ;       

Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân , năng giải thuỷ hoả ách .


Vu thị Thất Nguyên Quân , Đại Thánh thiện thông linh , tế độ chư ách nạn  , siêu xuất hộ chúng sinh . Nhược hữu cấp cáo giả , trì tụng bảo an bình . Tận  bằng sinh bá phước , hàm khiết vu ngũ hành  . Tam hồn đắc an kiện  , tà mị  bất năng đình . Ngũ phương giáng  chân khí, vạn phước tự lai biền . Trường  sinh siêu bát nạn   , giai do phụng thất tinh . Sinh sinh thân tự tại , thế thế bảo thần thanh , thiện tự quang trung ảnh , ưng như cốc lí  thanh . Tam nguyên thần cộng hộ , vạn thánh nhãn đồng minh . Vô tai diệc vô chướng , vĩnh bảo đạo tâm trữ . ”

Lão Quân viết :“Bắc thần  thuỳ tượng , nhi chúng tinh củng chi , vi tạo hoá chi xu cơ , tác thần nhân chi chủ tể . Tuyên uy tam giới , thống ngự vạn linh . Phán nhân nhàn thiện ác chi kỳ  , ty âm dương thị phi chi mục . Ngũ hành  cộng bẩm , thất chính  đồng khoa . Hữu hồi tử chú sinh chi công , hữu tiêu tai độ ách chi lực . Thượng điệt đế vương , hạ cập thứ nhân , tôn ti  tuy tắc thù đồ , mệnh phân  câu  vô sai  biệt , phàm phu tại thế mê mậu giả đa , bất tri thân thuộc Bắc Đẩu , mệnh do thiên phủ . Hữu tai hữu hoạn , bất tri giải tạ chi môn ;kì  phước kì  sinh , mạc hiểu qui chân chi lộ . Trí sử  hồn thần bị hệ , hoạ hoạn lai triền . Hoặc trọng   bệnh bất thuyên , hoặc tà yêu khắc hại , liên niên khốn đốc , luỹ tuế truân chiên . Chủng  tụng chinh hô , tiên vong phúc liên . Hoặc thượng thiên khiển trách  , hoặc hạ quỉ  hân vu . Nhược hữu thử nguy ách , như hà cứu giải chính cấp tu đầu cáo Bắc Đẩu , tiêu  tạ Chân Quân , cập chuyển  thử kinh . Nhận bổn   mệnh Chân Quân . Phương hoạch  an thái , dĩ điệt khang vinh . Cánh hữu thâm diệu , bất khả    tận  thuật .


*Phàm kiến Bắc Đẩu chân hình , đỉnh  lễ cung kính :-

(không đọc những chữ trong ngoặc đơn)


Bắc Đẩu đệ nhất , Dương Minh Tham Lang Thái Tinh Quân Ttí  sinh nhân thuộc chi );   

Bắc Đẩu đệ nhị , Âm Tinh Cự Môn Nguyên Tinh Quân (Sửu  Hợi sinh nhân thuộc chi );

Bắc Đẩu đệ tam , Chân Nhân Lộc Tồn Trinh Tinh Quân (Dần Tuất sinh nhân thuộc chi ); 

Bắc Đẩu đệ tứ , Huyền  Minh Văn Khúc Nữu Tinh Quân (Mão Dậu sinh nhân thuộc chi );

Bắc Đẩu đệ ngũ , Đan Nguyên Liêm Trinh Cương Tinh Quân (Thìn Thân sinh nhân thuộc chi ); 

Bắc Đẩu đệ lục , Bắc Cực Vũ Khúc Kỷ Tinh Quân (Tỵ Mùi  sinh nhân thuộc chi );

Bắc Đẩu đệ thất , Thiên Xung Phá Quân Quan Tinh Quân (Ngọ sinh nhân thuộc chi );   

Bắc Đẩu đệ bát , Đỗng Minh Ngoại Phụ Tinh Quân .

Bắc Đẩu đệ cửu , ẩn Quang Nội Bật Tinh Quân ;

Thượng Thai  Hư Tinh Khai Đức Tinh Quân ;

Trung Thai  Lục Thuần Ty Không Tinh Quân ;

Hạ Thai   Khúc Sinh Ty Lộc Tinh Quân .


***

Như thị Chân Quân danh hiệu , bất khả    đắc văn , phàm hữu kiến văn , năng trì niệm giả , giai đạo tâm thâm trọng   , tú hữu thiện duyên . Đắc văn trì tụng , kỳ công đức lực , mạc khả    xưng  lượng . Nhược chính tín nam nữ , trì thử chân kinh , trí huệ  tính viên , đạo tâm khai phát , xuất quần mê kính , nhập Hi  Di môn , qui phụng chân tông  , đạt sinh vinh giới . Vu thị , tam nguyên bát tiết , bổn   mệnh sinh thần  ;Bắc Đẩu hạ nhật , nghiêm trí đàn tràng  . Chuyển  kinh trai tiêu  , y nghi hành  đạo . Kỳ phước vô biên , thế thế sinh sinh , bất vi chân tính , bất nhập tà kiến .

Trì kinh chi nhân , thường trì tụng Thất nguyên Chân Quân sở thuộc tôn hiệu , thiện công viên mãn , diệc giáng  cát tường . Tức thuyết  Bắc Đẩu chú viết :


“Bắc Đẩu cửu thần  , trung hữu thất thần .Thượng triều kim khuyết , hạ phúc Côn Lôn  . Điều  lí  cương kỷ , thống chế càn  khôn . Đại khôi Tham Lang , Cự Môn , Lộc Tồn , Văn Khúc, Liêm Trinh , Vũ Khúc, Phá Quân , Cảo Thượng Ngọc Hoàng  , Tử Vi Đế Quân . Đại chu pháp giới , tế nhập vi trần . Hà tai bất diệt , hà phước bất trăn .

Nguyên Hoàng  chính khí lai hợp ngã thân . Thiên cương sở chỉ , trú dạ thường luân . Tục cư tiểu nhân . Hảo   đạo cầu linh , nguyện kiến tôn nghi , vĩnh bảo trường  sinh .

Tam Thai Hư Tinh , Lục Thuần Khúc Sinh ,  sinh ngã dưỡng ngã , hộ ngã thân hình .

Khôi 、quỉ chước  、quỉ  quyền、quỉ hành  、quỉ tất 、quỉ phủ 、quỉ  tôn đế , cấp cấp như luật lệnh  !”


*

*          *


Lão Quân viết :“Phàm nhân tính mệnh ngũ thể , tất thuộc bổn   cung tinh quan chi sở chủ chưởng . Bổn   mệnh thần tướng , bổn   tú tinh quan , thường thuỳ ấm hữu , chủ trì nhân mệnh , sử  bảo thiên mệnh niên . Phàm tục vô tri , chung thân bất ngộ . Phù bổn   mệnh tinh quan , mỗi tuế lục độ , giáng  tại nhân nhàn , giáng  nhật vi bổn   mệnh kỳ  hạn . Hữu Nam Lăng Sứ Giả tam thiên nhân , Bắc Đẩu tinh quân thất thiên thần tướng , bổn   mệnh chân quan giáng  giá , chúng chân tất lai ủng hộ , khả    dĩ tiêu tai thiên tội , thỉnh phước diên  sinh . Tuỳ lực chương tiêu , phước đức tăng sùng . Kỳ hữu bổn   mệnh hạn kỳ  tương  điệt , tự thân bất tri , bất thiết trai tiêu  , bất tu hương hoả , thử vi khinh sinh mê bổn   , bất quí  nhân thân . Thiên ty đoạt lộc , giảm toán trừ niên , đa trí yểu táng . Mê ngộ chi giả , tuy ngộ kinh quyết , phó bất tín tâm , huỷ báng chân văn . Như thử chi nhân , luân một tam đồ , phiêu  trầm  chư thú , vĩnh thất nhân thân , thâm khả    bi mẫn , tự trí tư hộ .

Nhược bổn   mệnh chi nhật năng tu trai tiêu  , thiện đạt thiên ty , nhất thế vu bổn   mệnh hạn kỳ  , khai chuyển  chân kinh , nghiễm trần cúng dường , sử  tam sinh thường vi nam tử  thân , phú quí  thông minh , nhân trung thù thắng . Kỳ hữu sinh thân quả bạc , tuy tại nhân trung , bần cùng hạ tiện . Túng tri bổn   mệnh vô lực tu sùng , năng chước thuỷ hiến hoa , minh tâm vọng bắc cực , khể thủ lễ bái , niệm bổn   mệnh vận Chân Quân danh hiệu giả , diệc bất hư quá . Bổn   mệnh hạn kỳ  , giai đắc diên  sinh chú phước , hệ hệ nhân thân , tai ách quyên trừ , hoạch  phước vô lượng . ”


***

Thiên sư hoan hỉ  , dũng dược tác lễ . Tán thán nạn   khả    đắc ngộ vô thượng pháp kiều . Lão Quân trọng   cáo Thiên Sư viết :“Thế nhân tội phước thiện ác , giai thuộc Thiên Sư , thiên tội tiêu tai , mạc việt tu phụng . Ngộ bổn   mệnh sinh thần  , cáo thân trung nguyên thần  、dịch mã , tước lạc  tam tai cửu ách , bảo kiến kim quyến thuộc an trữ . Phàm hữu thượng sĩ vu bổn   mệnh sinh thần  , trì thử chân văn giả , ngoại phục ma tinh , nội an chân tính . Công triêm  thuỷ lục , thiện cập tồn vong . hối quá kiền cung , tiệm đăng diệu quả . Trọng   lập huyền công , chứng hư vô đạo , nãi đắc thánh trí viên thông . Ẩn hiển mạc trắc , xuất hữu nhập vô , tiêu dao  vân tế , thăng nhập kim môn , dữ đạo hợp chân . Thân siêu tam giới . Vĩnh bất luân chuyển  , thọ lượng vô cùng , khoái lạc  tự tại .

Phàm hữu nam nữ , vu bổn   mệnh sinh thần  , cập chư trai nhật , thanh tịnh thân tâm , phần hương trì thử chân văn , tự nhận bắc cực bổn   mệnh sở thuộc tinh quân , tuỳ tâm đảo chúc , thiện vô bất ứng . Tai tội tiêu trừ , trí cảm vạn thánh thiên chân , câu  lai vệ hộ .

Thử văn sở tại chi xứ , thiên chân kính lễ , vạn thánh hộ trì . Ma quỉ tiềm tiêu , tinh linh phục nặc , thế hữu tai ương , tất giai tiêu diệt . Thị danh 《Bắc Đẩu bổn   mệnh diên  sinh kinh quyết 》nãi tu chân chi kính lộ . Đắc đạo tiêu dao  , giai nhân thử kinh ;chứng thánh thành chân , giai nhân thử kinh ;xuất nhựu  sinh tử , giai nhân thử kinh ;bảo hộ nam nữ , giai nhân thử kinh . Bảo mệnh diên  niên , giai đắc tự tại , vĩnh vi thân bảo , phước thọ khả    xưng  . Bảo nhi kính chi , phi nhân vật thị !”


***

Lão Quân thuyết  kinh tương  tất , Long Hạc Thiên Tiên lai nghênh  , hoàn vu Ngọc Kinh . Thị thời Thiên Sư đắc thụ diệu pháp , nhi tác thị ngôn . Thệ nguyện lưu hành  , dĩ vân thiện sĩ . Nhược hữu nam nữ , thụ trì độc tụng , ngã đương dữ thập giới tiên quan , sở tại ủng hộ . Vu thị tái bái Lão Quân nhi thuyết  tán viết :

“Gia hữu Bắc Đẩu kinh , bổn   mệnh giáng  chân linh .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , trạch xả đắc an trữ .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , phụ mẫu bảo trường  sinh .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , chư yếm hoá vi trần .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , vạn tà tự qui chính .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , doanh nghiệp đắc xưng  tình .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , hạp môn tự khang kiện  .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh . tử  tôn bảo vinh thịnh .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , ngũ lộ tự thông đạt .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh . chúng ác vĩnh tiêu diệt .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , lục súc bảo hưng  vượng .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , tật bệnh đắc thuyên sai .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , tài vật bất hư hao .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , hoạnh sự vĩnh bất khởi .

Gia hữu Bắc Đẩu kinh , trường  bảo hanh lợi trinh . ”


Lão Quân viết :“Thiện tai !thiện tai !Nhữ khả    tuyên dương chính giáo , phước lợi vô biên . Phổ cập chúng sinh , vĩnh triêm thắng thiện . ”


Thiên Sư khể thủ lễ tạ , tín thụ phụng hành  .


*Tán :-


Kiến tề thất chính , bố sân vạn phương .

Tiêu tai giải tứ lưu quang , hình khắc vĩnh vô phương .

Hoán thể quang mang , canh bái bảo an khang .   

Thái Thượng Huyền Linh Bắc Đẩu bổn   mệnh diên  sinh chân kinh đại từ diên  thọ Thiên Tôn !


                                         Hết.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

TRUYỀN THUYẾT CAO BIỀN TRẤN YỂM NƯỚC NAM VÀ CÁI KẾT

 Cao Biền trấn yểm nước Nam và cái kết: Đừng bao giờ coi thường người Việt! 

Vốn Cao Biền là một tướng lĩnh giỏi triều Đường, thuộc dòng dõi thế gia, giỏi văn chương lại có tài võ nghệ.

cao bien

Ảnh minh hoạ  (Lake Hurwitz | DeviantArt)

Vốn Cao Biền là một tướng lĩnh giỏi triều Đường, thuộc dòng dõi thế gia, giỏi văn chương lại có tài võ nghệ.

Nhờ có công bình giặc Nam Chiếu vốn nhiều năm phá hại Giao Châu mà Cao Biền được vua Đường bổ nhiệm chức Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ đầu tiên, cai quản đất ta từ năm 866 – 868. Chỉ cai trị nước ta có vài năm, cũng làm được vài việc có ích như đắp thành Đại La (Thăng Long sau này) nhưng bấy nhiêu là đủ cho Cao Biền lưu lại “tiếng xấu muôn đời” trong những câu chuyện dân gian huyền hoặc mà dân ta kể lại.

Rằng Cao Biền thấy đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương nên thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy bay đi xem xét, dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sông núi đẹp, chặn đất long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu.

Tương truyền đắp thành Đại La hay bị lở bên sông Tô Lịch nên hắn đã cho trấn yểm, chặn long mạch, khiến con sông giờ ra “nông nỗi” này. Tuy nhiên Cao Biền thường bị “phản bùa” khi liên tục bị các thần linh đất Việt dằn mặt: từ thần sông Tô Lịch, thần Long Đỗ (đã kể ở bài viết trước), đến Cao Lỗ hay Tản Viên Sơn Thánh…

Truyền thuyết Cao Biền bị Cao Lỗ dằn mặt:

Ngay sau khi dẹp giặc Nam Chiếu trở về, tức là còn chưa lên chức Tiết độ sứ, qua châu Vũ Ninh bỗng nằm mộng thấy một dị nhân mình cao chín thước, diện mạo cương nghị, búi tóc, mặc áo đỏ, tự xưng là tướng Cao Lỗ từng giúp An Dương Vương chế nỏ thần liên châu, giết giặc lập công, do bị Lạc hầu gièm pha mà trừ bỏ.

Sau khi chết được thượng đế thương tình phong làm Quản lĩnh Đô thống Tướng quân ở quê cha đất tổ Vũ Ninh; nay qua đây nếu không cáo tạ là trái lễ. Cao Biền giật mình tỉnh dậy, bèn cho lập đền tại Vũ Ninh thờ Cao Lỗ tướng quân.

Cao Biền bị Tản Viên Sơn Thánh dằn mặt:

Cao Biền thấy núi Tản Viên cao lớn hùng vĩ, thế núi hiểm trở, lại có thần Sơn Tinh linh ứng, liền trấn yểm bằng cách mổ bụng con gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi, nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc quần áo vào rồi đặt ngồi trên ngai, tế bằng trâu bò.

Cao Biền đã dùng thuật này để yểm nhiều nơi, đánh lừa nhiều vị thần tiên, hễ thấy thần linh hiện ra nhận lễ thì vung kiếm mà chém đầu, đào hào chôn kim khí để trừ long mạch. Nhưng đến núi Tản Viên thì thấy Tản Viên Sơn Thánh cưỡi ngựa trắng trên mây, nhổ một bãi nước bọt ngay trước mặt hắn rồi thản nhiên bỏ đi. Biền hú hồn than:

“Linh khí phương nam không thể lường được. Vượng khí đời nào hết được”.

Cao Biền bị… người dân dằn mặt:

Cao Biền cưỡi diều giấy bay qua đất Hoa Lư xem long mạch thì bị một đạo sĩ cùng dân chúng ở đây dùng tên bắn. Cao Biền trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống một hòn núi, từ đó gọi là núi Cánh Diều (Ninh Bình).

Cao Biền bị Tả Ao phá yểm:

Đi vào những giai thoại dân gian là kẻ được coi như “kỳ phùng địch thủ” của Cao Biền – bậc thầy phong thủy địa lý đất Việt: Tả Ao. Tả Ao sống ở thế kỷ XV thời Lê sơ. Vốn ông tên thật là Huyền, sinh ở làng Tả Ao rồi lấy đó làm nghệ danh. Được một thầy địa lý người Tàu truyền nghề, Tả Ao trở về Đại Việt như một bậc thầy phong thủy.

Ông được cho rằng đã phá yểm cũ của Cao Biền tại nhiều nơi như núi Hàm Rồng, núi Tản Viên. Có cả những giai thoại Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng, nhưng xét về mặt “timeline” cách nhau mấy trăm năm trời thì hơi vô lý.

Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non:

Truyền thuyết kể rằng Cao Biền có phép “tản đậu thành binh”. Khi cần quân lính chỉ cần gieo đậu vào đất, ủ kín một thời gian, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu sẽ hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thiếu thần chú, mở ra những hạt đậu thành binh nhưng còn non, không đủ sức nên đi lẩy bẩy.

Một truyền thuyết khác lại kể Cao Biền có nuôi 100 âm binh. Lúc mới sang nước Nam trọ nhà bà hàng nước, nhờ bà thắp mỗi ngày một nén hương để gọi dậy một âm binh. 100 ngày thắp 100 nén sẽ gọi dậy đủ 100 âm binh. Bà lão phá mưu của Cao Biền, giả vờ quên, thắp cả 100 nén hương cùng một ngày (có truyện lại kể do con rể của hắn hiểu nhầm mà thắp cùng lúc 100 nén hương).

Kết quả cả 100 âm binh của Cao Biền đã dậy đủ nhưng dậy non, chẳng được tích sự gì. Câu thành ngữ “lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” được ông cha ta dùng để nói về người nào sức yếu, tay chân run rẩy.

Truyền thuyết mả Cao Biền:

Trong bài về chuyện Cao Biền bị thần Long Đỗ dằn mặt, sau đó hắn cho rằng ở nước Nam lâu tất hại thân và có ý định rời đi. Cuối cùng hắn rời thật, sau vài năm hắn được triệu hồi về phương Bắc, rồi tiến cử người cháu họ là Cao Tầm lên thay chức Tiết độ sứ ở Giao Châu. Song từ một tướng giỏi đánh đâu thắng đấy, vừa trở về từ nước Nam, hắn trở thành bại tướng, thất bại trong việc đẩy lui loạn Hoàng Sào, rồi bị thủ hạ nổi dậy chống lại chính mình. Cao Biền bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại.

Dù vậy, ở vùng Phú Yên lại có truyền thuyết rằng những năm cuối đời Cao Biền đã trốn về sống tại đây, giúp dân xem đất dựng nhà, để mồ mả. Sau đó nhờ lại dân làng chôn cất hắn khi chết vào huyệt đất đã chọn trước. Vậy nên ở Phú Yên vẫn có một ngọn đồi mà người ta tin rằng đó là mả Cao Biền.

Vợ Cao Biền – bà Tổ nghề dệt lụa Hà Đông:

Vợ của Cao Biền là bà Lã Thị Nương, người Trung Quốc, theo hắn tới Giao Châu. Sau khi Cao Biền về phương bắc, bà vẫn ở lại đây, sống ở trang Vạn Bảo (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội), truyền nghề dệt lụa cho dân. Sau khi mất bà được phong làm Thành hoàng làng và được tôn làm bà Tổ nghề dệt lụa.

Baldur (Epic

NHỮNG MÓN ĐỒ KHAI NGHIỆP ĐỪNG DẠI MÀ ĐEM BÁN

 Có rất nhiều người khi bán đi món đồ gia truyền, khi bán đi mảnh đất tổ tiên, dù là đang rất giàu có, quyền uy, lại tự dưng tai vạ ập đến. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có phải họ đã trót bán đi món đồ khai nghiệp?

mon do khai nghiep

Ảnh: Dân trí

Những món đồ khai nghiệp

Không có một minh chứng nào, không có một kinh điển nào nói đến vấn đề KHAI NGHIỆP có liên quan đến các vật dụng thường dùng. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống hằng ngày, chúng ta thường hay nghe nhắc đến một người nào đó khi thành tựu sự nghiệp lại hay gắn với những giai thoại về các món đồ vật, sự việc vô cùng mật thiết. Những vật dụng này chính là những món đồ KHAI NGHIỆP

Niềm tin này với người đời lớn đến mức họ tin chắc rằng, nếu người đó, dòng họ đó, gia tộc đó, triều đại đó mất đi MÓN VẬT KHAI CƠ thì sẽ sớm lụi tàn, lụn bại.

Có khá nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này, vì vậy hôm nay đây thầy xin được sẻ chia mấy điều vụn nhặc, hy vọng sẽ hữu ích cho người cần kíp!

Sợi dây vô hình giữa con người và MÓN VẬT KHAI CƠ

Trước hết thầy xin nói về sợi dây vô hình dưới góc nhìn khoa học, rằng nếu ta chạy một chiếc xe hằng ngày mưu sinh, đến khi lập thành sự nghiệp, thì như vậy chiếc xe đó không chỉ là kỷ vật, không chỉ là phương tiện cùng ta khai cơ, lập nghiệp nó còn làm cho bản thân ta có sự tự tin khi lái nó, cũng là món đồ mà nhiều người đã từng biết đến ta đều đã thấy qua.

Như vậy, khi ta với chiếc xe đã hòa thành một thể, sẽ tạo thành một sự gắn kết vô hình trong tâm thức, tình cảm trong tâm hồn. Cho nên ta sẽ chỉ tự tin khi lái nó, thành công cũng sẽ từ đó mà ra. Ngược lại khi ta bán nó đi, dù là không quá cần đến nữa thì công việc, sự nghiệp lại tự dưng đổ dốc, nhiều người cho rằng vì ta không biết gìn giữ món đồ may mắn đã đem lại cơ nghiệp cho mình. Đó là góc độ về tâm lý, khoa học.

Còn về tâm linh thì sao?!

Có rất nhiều người khi bán đi món đồ gia truyền, khi bán đi mảnh đất tổ tiên, dù là đang rất giàu có, quyền uy, lại tự dưng tai vạ ập đến.

Việc này trong bài pháp trước đây thầy đã từng nhắc qua.

Các món đồ vật ấy là sợi dây liên kết giữa các đời tông tổ với cháu con, cho nên hãy cân nhắc khi ta quyết định bán nó đi.

Còn nếu là món đồ ấy do ta tạo ra trong hiện tại, thì cũng nên hiểu rằng:

MỘT ĐỜI NGƯỜI CÓ NHIỀU ĐOẠN TÁC DUYÊN. VỚI MỖI ĐOẠN TÁC DUYÊN ỨNG HỮU MỘT MẶT ĐẠI SỰ CỦA ĐỜI.

  • - Tỉ dụ: năm 20-30 tuổi là thời đoạn Tác Duyên để gặp người phu phụ.
  • - Năm 30-40 tuổi là thời đoạn Tác Duyên kiến gặp nghiệp cơ, trong đoạn này bao nhiêu may mắn làm ăn sẽ đến, ta mua được một mảnh đất nhỏ, về sau đến lúc 60-70 tuổi, gia sản nhiều nên bán mảnh đất nhỏ này đi, sao tự dưng các gia sản khác cũng lần lượt trôi mất?!

Đó là vì ta không giữ được Thời Đoạn Tác Duyên, không hiểu quy luật vận hành của tạo hóa, thiên địa.

Người Trung Hoa rất coi trọng vấn đề này! Một khi họ tìm được KHAI VẬT (dù là cái chày, con dao, cái cuốc, chiếc xe, mảnh đất) thì họ nhất nhất giữ lấy đến cùng (ngoại trừ những việc bất khả kháng ra) họ không bao giờ tự hủy hoại hoặc bán chác cho ai khác.

Con người trong đời với thời đại mới lại dễ mua, dễ bán, với mọi người gần như không có gì là Khai Vật, tất cả đều có thể bán - mua. Chỉ cần (có lời) là được.

Nhưng kỳ thực cái lợi đó nhỏ bé vạn lần so với cái mất đi.

TẠI SAO MỌI NGƯỜI HAY ĐI LỄ NGÀY MÙNG 1, HÔM RẰM?


Từ xưa ta thường thấy các cụ hay đi lễ chùa, đền, điện, phủ... vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch (hàng tháng). Vậy tại sao mọi người lại chọn 2 ngày này để lễ chùa, cúng chư Phật, Thánh thần?  Việc đi chùa vào ngày mùng Một và ngày Rằm có phải quy định của đạo Phật hay không?

di chua le phat
Đi chùa lễ Phật

Nhiều Phật tử có thói quen ngày nào cũng thắp hương tụng Kinh và ăn chay trường nhưng một số thì thực hành những việc làm trên vào những ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 âm lịch trong tháng. Vào những ngày này họ sẽ kiêng ăn thịt, cá, ngăn cấm sát sinh. Những ngày này họ luôn dâng hoa tươi, quả ngon thanh tịnh để dâng cúng Tam Bảo và có cả chư Thiên (ở ban Trung Thiên).

Người do làm ăn bận rộn không có điều kiện ăn chay nhưng cũng không quên dâng hoa quả xôi, chè phẩm vật lên ban Tam Bảo và chư Thiên hôm mùng 1 ngày rằm. Tại sao lại có tục lệ này?

Đạo Phật có quy định phải đi lễ chùa mùng Một & ngày Rằm không?

Theo cuốn "Vui buồn giỗ tết" của tác giả Trần Ngọc Lân, đi lễ chùa là tập quán của nhân dân chứ không phải quy định của đạo Phật, vì thời Đức Thích - ca còn sống, các sư đi lưu động khắp đất nước Ấn Độ thuyết pháp truyền giáo chứ chưa hề có chùa.

Theo các cụ xưa cũng cho rằng: Mùng một, ngày rằm là những ngày Chư Phật, chư Bồ-Tát thường giáng hạ tức là xuống nhân gian hòa vào dòng người để xem xét mọi sinh hoạt việc làm tốt xấu của mỗi người chúng ta. Những ngày thường khác thì khi có ai cầu thỉnh các Ngài sẽ cảm ứng mà đến chúng minh và lắng nghe lời thỉnh cầu của quý vị và ủng hộ gia trì cho nếu lời cầu nguyện của quý bạn là chính đáng.

Chính vì vây, dù bận hay hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì các gia đình Việt cũng tùy theo hoàn cảnh của mình dâng hoa, quả phẩm vật thắp hương Tam Bảo, Chư Thiên và gia tiên tại nhà. Người không có nhà cửa, không có ban thờ Tam Bảo hoặc có điều kiện thời gian nhiều hơn sẽ đến Chùa lễ lạy với lòng thành để được chư Phật chứng minh và gia trì ủng hộ. Một số bạn là Phật tử đáng quý do lòng thành tâm những ngày này đều làm phóng sinh, dâng hoa quả nơi chùa hay nơi tượng Phật. Đó là nghĩa cử cao đẹp rất đáng trân trọng.

Cơ sở khoa học: Việc đi lễ chùa trong 2 ngày mùng Một và ngày Rằm?

Tuy nhiên, việc lựa chọn lễ Phật trong 2 ngày mùng Một và Rằm (tiếng Sanscrit Ấn Độ gọi là ngày ekadasi) thực ra lại có cơ sở khoa học. 

Chúng ta biết rằng âm lịch dựa vào thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trên một quỹ đạo hình elip.

Theo định luật Newton, lực hút giữa chúng gây ra hiện tượng thủy triều ở bất cứ nơi nào có nước, chứ không chỉ ở biển, dĩ nhiên là cả trong thân thể con người (với 75% nước).

Vào 2 ngày này, Mặt Trăng tiến tới gần Trái Đất nhất, lực thủy triều tăng tối đa ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý con người nên chúng ta thường không minh mẫn, hay cáu gắt và dễ gặp chuyện xui xẻo.

Trong một bài viết có nhan đề "Mặt trăng có điều khiển tâm tính của bạn không?" đăng trên tạp chí New Sciences, tác giả Edga Zigler cũng cho biết, sở Cứu hỏa Phoenix thuộc tiểu bang Arizona (Mỹ) báo cáo, số cuộc gọi điện thoại tăng rõ rệt vào những đêm trăng rằm.

Các vụ phạm tội và tai nạn cũng tăng vọt khi trăng tròn.

Tiếng Anh cũng sử dụng những cụm từ liên quan đến Mặt Trăng như "lunancy" (có nghĩa là điên rồ – xuất phát từ tiếng Latinh với "luna" là mặt trăng), hay "moonstruck" (có nghĩa là hâm dở, trong đó "moon" cũng là mặt trăng)...

Chính bởi những tương tác tiêu cực của Mặt Trăng lên tâm lý con người vào hai ngày mùng Một và Rằm nên phép dưỡng sinh Yoga của Ấn Độ khuyên người ta nên nghỉ ngơi, tĩnh tâm để được an toàn, thoải mái trong 2 ngày đó và đi lễ chùa là một trong những cách để con người được thoải mái về tâm tưởng.

Tổng hợp

Ngôi nhà chết chóc bí ẩn ở Thái Bình: Cái chết cuối cùng khép lại chuỗi bi kịch

 Kỳ 7: Cái chết cuối cùng khép lại bi kịch của đại gia đình chết chóc bí hiểm ở Thái Bình

Cái chết cuối cùng

Để độc giả hình dung lại được những bi kịch xảy đến liên tiếp với đại gia đình ông Trần Văn Rạng (Xóm 9, Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình), xin được sơ lược vài dòng về loạt bi kịch này:

Sau khi phá ngôi miếu ở vườn để xây dựng ngôi nhà, thì anh Trần Văn Viết, con trai ông Rạng – bà Đào bỗng đãng trí, lẫn lộn, thường ngủ li bì, rồi chết sau một cơn co giật cứng người như thể bị tai biến mạch máu não.

Anh Viết chết vào tháng 3, thì đến tháng 5, ông Trần Văn Rạng rơi vào trạng thái bị co giật tương tự, rồi chết sau một cú sốc, dù đã được bệnh viện chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ không tìm được nguyên nhân, nên chỉ có thể kết luận là tai biến mạch máu não.

Đến trăm ngày ông Rạng, khi mọi người đang thực hiện lễ cúng, do ông thầy cúng chủ trì, thì bất ngờ hàng loạt người trong gia đình ông Rạng đột nhiên lăn ra co giật, miệng sùi bọt, bất tỉnh nhân sự. Cả nhà anh Trần Văn Út (anh út là con trai thứ 3 của ông Rạng), gồm anh Út, vợ là Vũ Thị Nhung, cùng cháu Trần Quốc Khánh đều bất tỉnh nhân sự.

thanh vat (6)

 Đám tang ông Trần Văn Rạng.

Điều đau xót là cháu Khánh, con trai duy nhất của anh Út, cháu nội ông Rạng đã mất tại chỗ. Bà Nguyễn Thị Đào, vợ ông Rạng, mẹ anh Út cũng lăn ra co giật đúng hôm trăm ngày chồng. Bà Đào mất tại bệnh viện, cùng ngày với cháu Khánh. Anh Trần Văn Út được chăm sóc ở bệnh viện Bạch Mai rất chu đáo, nhưng ra viện hôm trước, hôm sau anh đột ngột qua đời.

Tất cả những cái chết này đều được kết luận là mắc hội chứng não cấp. Bác sĩ Phạm Duệ, khi đó là Phó trưởng Khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tin rằng hiện tượng này là ngộ độc bởi loại hóa chất gây co giật. Tuy nhiên, tất cả các xét nghiệm đều không tìm ra loại chất độc nào gây nên triệu chứng chết người, mặc dù quá trình họ nằm viện cứ lúc tỉnh lúc mê, là trạng thái của những người trúng độc nặng.

Sự kiện hàng loạt người lăn ra co giật, chết chóc trong bữa cúng trăm ngày của ông Rạng thực sự sốc với toàn thể họ Trần cũng như dân làng. Con cháu họ Trần ở trong vùng được sơ tán khỏi “vùng nguy hiểm”.

Cháu Trần Văn Bảo, con trai anh Viết, đã được mẹ đưa thẳng vào Nam trong đêm, để tránh khỏi mảnh đất đầy đau thương, chết chóc. Chị Vũ Thị Nhung, vợ anh Út cũng không dám trở về nhà chồng nữa. Thậm chí, các hộ dân xung quanh, dù không có họ hàng gì với gia đình ông Rạng, cũng dọn đồ đạc chuyển đi nơi khác sinh sống.

Mảnh đất rộng mênh mông, với tổng số 3 ngôi nhà khang trang, cùng 3 căn nhà ngang rộng rãi của đại gia đình ông Rạng chỉ còn mỗi bà Phạm Thị Tâm, khi đó đã 77 tuổi, là bà thím và cũng là mẹ nuôi của ông Rạng trụ lại. Con trai nuôi, con dâu, cùng các cháu, chắt đều đã vong mạng, khiến lòng bà đau như cắt.

Dù sợ hãi lắm, nhưng bà là người còn lại duy nhất của gia đình, nên phải ở nhà để khói hương. Người đi về giúp đỡ bà Tâm là ông Nguyễn Văn Thung và ông Trần Văn Lưu. Chỉ có 3 con người già cả đó dám đối diện với cái chết tưởng như đang cận kề trước mắt. Họ hàng ngày lo hương khói cho những người đã khuất, tiếp đón các nhà tâm linh ở khắp nơi về, trả lời hàng ngàn câu hỏi của các nhà khoa học, quan chức, lực lượng công an…

Vào ngày 1-10, đúng một tháng sau hôm trăm ngày ông Rạng, sau đúng một tháng đám con cháu của bà nhất loạt lăn ra đất giãy đành đạch, thì bà Phạm Thị Tâm đã bị vận hạn ghé thăm.

Theo lời anh Trần Văn Việt, hôm đó là buổi sáng, bà Tâm đang ăn cơm cùng 2 đứa cháu, thì bà kêu khó chịu, chân tay run lẩy bẩy, sùi bọt mép rồi rơi vào trạng thái co giật toàn thân y như con cháu. Gia đình đã khẩn cấp đưa đi Bệnh viện Đa khoa Thái Bình.

IMG-9990

 Anh Trần Văn Việt trở về nhà để đối mặt với tương lai xám xịt, vì bản thân anh mắc rất nhiều bệnh, tinh thần không còn minh mẫn, không vợ không con.

Cũng theo lời anh Việt, bà Phạm Thị Tâm, còn gọi là bà Khuê, vì có chồng là ông Trần Văn Khuê. Ngày đó, nhiều người thắc mắc, không hiểu sao, bà Tâm là mẹ ông Rạng, nhưng lại chỉ nhiều hơn ông Rạng có 12 tuổi (Khi đó bà Tâm 77 tuổi, ông Rạng 65 tuổi).

Thực ra, bà Tâm là thím của ông Rạng. Bà Tâm là người xã Vũ Lạc, lấy ông Khuê, nhưng không có con. Ông Khuê mất sớm, bố mẹ ông Rạng cũng mất sớm, nên ông Khuê nuôi dưỡng ông Rạng từ bé và coi ông như con ruột của mình. Vợ chồng ông Rạng từ trong sâu thẳm đã coi bà Tâm là mẹ và các cháu coi bà Tâm là bà, các chắt coi là cụ. Thậm chí, người dân trong vùng cũng không biết gia cảnh ông Rạng và bà Tâm, nên họ mặc định là mẹ con. Họ cũng xưng hô là mẹ con, chứ không phải thím cháu.

Bà Tâm được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình. Các bác sĩ phải luồn ống nội khí quản để bà Tâm thở dễ dàng, nhằm tìm cách bảo toàn tính mạng cho bà, tiếp tục điều tra nguyên nhân khiến bà rơi vào trạng thái co giật nguy hiểm.

Sau mấy ngày điều trị, bà Tâm đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Bà đã được đưa về phòng theo dõi. Bệnh viện bố trí một phòng riêng để tiện giám sát, cũng là để lãnh đạo đến thăm.

Gia đình phân ông 2 người lên trông coi là em dâu Bùi Thị Hợi (bà Hợi khi đó 69 tuổi, ở xã Vũ Lạc) và bố vợ anh Trần Văn Út là ông Vũ Văn Bình (ông Bình lúc đó 52 tuổi, quê xã Vũ Đông).

Tuy nhiên, hai người này vừa lên trông bà Tâm được vài tiếng, thì bỗng bủn rủn tay chân, rồi lăn ra bất tỉnh, chân tay co giật đùng đùng ngay tại giường bệnh. Thế là hai người lên trông nom bà Tâm lại tiếp tục nhập phòng cấp cứu.

Điều kinh dị xảy ra ngay sau hôm hai người trông nom bà Tâm phải cấp cứu, đó là Bệnh viện Đa khoa Thái Bình tiếp tục đón gần chục bệnh nhân có biểu hiện tương tự, được chuyển lên từ nhà ông Thung, khi họ gặt lúa cho đại gia đình nhà ông Rạng.

3 3

 Khu đất rộng rãi và những ngôi nhà bỏ hoang nhiều năm, không ai dám ở.

Mặc dù các bác sĩ khẳng định bà Phạm Thị Tâm đã qua cơn nguy kịch, thế nhưng, sau đúng 20 ngày điều trị, theo dõi thận trọng, bà Tâm đã qua đời sau một cơn co giật bất ngờ, ngay trên giường bệnh.

Ông Nguyễn Văn Thung vẫn nhớ như in cảnh tượng hôm đó: “Cái ngày bà Tâm chết vẫn ám ảnh tôi đến hôm nay. Hôm đó, khoảng 5 giờ chiều, nghe tin bà Tâm chết, cả gia tộc họ Trần bỏ chạy tán loạn, không ai dám đến nữa. Dân làng thì không ai dám lại gần nhà ông Rạng, chứ đừng nói chuyện vào nhà. Những người dân gần nhà ông Rạng thì đã bỏ đi hết. Các nhà tâm linh, người chào thua, người cũng không dám đến nữa, vì họ cúng bái mãi mà không có tác dụng gì.

Hôm đó, chỉ có mỗi tôi và ông Lưu trực chiến ở nhà ông Rạng. Xe cấp cứu đỗ ở đầu ngõ, bác sĩ và lái xe đeo khẩu trang kín mít đẩy xác bà Tâm vào nhà. Mặc dù bà Tâm đã chết, nhưng họ vẫn đeo mặt nạ thở ôxi.

Đưa xác bà Tâm vào nhà, bác sĩ tháo mặt nạ, rồi bỏ đi. Lúc đó, nhìn cảnh giữa sân rộng rãi, chẳng có ai, tôi hãi quá, nên cũng bỏ về, mặc kệ ông Lưu. Nhà họ Trần còn đông người, con cháu bà Tâm cũng đông, mà chẳng ai dám đến, thì tôi hà cớ gì phải ở lại. Nói thì nói vậy, nhưng quả thực tôi sợ ở đó thì mình cũng bị vật ngay thôi.

Tôi về nhà một lúc thì ông Lưu chạy sang nhà tôi, đề nghị tôi sang trông nom xác bà Tâm cùng ông ấy. Tuy nhiên, tôi từ chối, tôi bảo trông nom hương khói cho bà Tâm không phải trách nhiệm của tôi, bà Tâm là con dâu họ Trần, chẳng có liên quan gì đến tôi cả. Con cháu bà ấy còn sống, thì chúng nó phải có trách nhiệm lo lắng chứ, sao lại tìm tôi.

Nghe tôi nói vậy, ông ấy bỏ về. Đến 9 giờ tối, ông ấy lại mò sang tìm tôi. Ông Lưu bảo, có mỗi mình ông, ông sợ quá, nên nhờ tôi sang giúp. Tuy nhiên, tôi cũng sợ, nên nhất định không sang.

Nhờ vả không được, ông Lưu đứng ở cổng chửi bới. Ông bảo, tao còn mỗi cái xác già, sợ đếch gì. Thánh thần có bắt tao thì cứ trói tao vào mà đánh, đánh chết thì tôi. Chửi đổng mấy câu rồi ông ấy về. Cả đêm hôm ấy, có mỗi xác bà Tâm đắp chiếu và ông Lưu trong nhà ông Rạng. Ông Lưu cứ sang thắp hương cho bà Tâm, rồi lại bỏ về nhà mình”.

thanh vat (7) 7

 Đám tang bà Tâm chỉ có cán bộ xã.

Ông Bùi Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Tây nhớ lại: “Sau cái chết của bà Tâm, thì quả thực dân làng vô cùng hoang mang. Con cháu cũng không dám đến làm tang ma cho bà Tâm. Thấy tình hình căng thẳng, và lại quá tủi phận cho bà Tâm, nên anh Bùi Văn Vượng, khi đó là Chủ tịch UBND xã, đã chỉ thị cho đóng cửa UBND xã, không làm việc nữa, và yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên của xã phải đến nhà ông Trần Văn Rạng làm tang lễ, đưa bà Tâm ra cánh đồng.

Khi đó, lòng dân hoang mang, đồn đại dị đoan ghê lắm, nếu chúng tôi không bạo gan đứng ra làm việc đó, thì làm sao nói được dân chúng, với lại lấy ai làm tang ma cho bà Tâm. Nói thật, khi đó anh chị em cán bộ xã cũng run lắm, nhưng đây không chỉ là góc độ tình cảm, mà còn là nhiệm vụ chính trị, nên không ai được lảng tránh”.

Cái chết của trưởng thôn và ông Lưu

Ngay phía sau nhà ông Rạng, là ngôi nhà nhỏ, nơi bà Nguyễn Thị Đào cư ngụ. Bà Đào là vợ ông Trần Văn Lưu (vợ ông Lưu trùng họ tên với vợ ông Rạng). Bà Đào dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt khắc khổ, nhưng lại rất can đảm.

Bà Đào là vợ thứ 2 của ông Lưu. Quê bà ở xã bên. Ông Lưu là chú ông Rạng. Vợ ông Lưu mất từ năm 50 tuổi. Chồng bà Đào thì bỏ vào Nam lấy vợ khác. Cùng cảnh ngộ đơn thân, nên bà Đào về làm dâu họ Trần. Mặc dù mới 60 tuổi, song bà Đào có địa vị cao trong dòng họ Trần ở làng.

thanh vat (4) 5

Bà Nguyễn Thị Đào. 

Theo lời bà Đào, làm tang lễ cho bà Tâm xong, ông Lưu đi cúng bái gớm lắm. Khi đó, chỉ có mỗi ông Lưu hương khói, chăm lo cho bàn thờ gia đình ông Rạng và hương khói ở hai ngôi miếu. Ngày rằm, ngày giỗ, ông cúng 3 bát cơm ở miếu. Cúng xong, ông đổ một bát cho con vịt ăn. Con vịt này đẻ một đống trứng ở gốc cây. Sau thì nó làm ổ và ở luôn trong hầm của ngôi miếu. Chính vì thế, chẳng ai dám động vào con vịt này.

Bào Đào kể: “Hồi gia đình ông Rạng chết hết, ông Lưu vẫn dẫn một bà thầy cúng đến. Bà này thấy có tới 11 bát hương, nên lắc đầu bảo thờ thế này không được. Ngày đó, gia đình sợ hãi, lại lắm thầy nhiều ma, nên cứ bốc bát hương bừa bãi đặt vào miếu, thờ đủ các thần thánh.

Bà này bảo, có tới 11 bát hương thì biết cúng ông thần nào, chỉ nên thờ Thổ Địa và long mạch thôi. Bà này thắp hương, cúng bái nói rằng “Vị nào không nằm trong phạm vi thờ cúng thì tôi mời đi chỗ mát mẻ (giải mát, thả xuống sông)”.

Xin xong, bà này gieo âm dương được ngay. Cứ mỗi lần gieo âm dương được, thì hạ xuống 1 bát hương. 9 lần gieo, được cả 9, nên hạ 9 bát xuống. Tuy nhiên, khi còn lại 2 bát, thì gieo tới 20 lần không được. Lần gieo thứ 20, bát hương bốc cháy đùng đùng. Sợ quá, nên bà thầy cúng này phải để lại 2 bát”.

Theo lời bà Đào, ông Lưu đã đi xem bói ở nhà một ông ở huyện Đông Hưng. Ông thầy này phán rằng, cái chết của bà Tâm chưa phải đã chấm hết, mà người chủ sẽ là người cuối cùng bị vật. Ông thầy bói này ám chỉ “người chủ” chính là ông Lưu, người đứng đầu họ Trần, là chú ruột ông Rạng, cũng là người thay mặt ông Rạng đứng ra làm chủ, lo lắng mọi việc cho con cháu ông Rạng.

Chẳng hiểu lời ông thầy bói đó có đúng không, nhưng 2 năm sau khi bà Tâm mất, ông Lưu cũng ra đi vì bạo bệnh. Mặc dù ông Lưu qua đời vì bệnh tật, tuổi già, nhưng bà Đào cũng như dân làng nơi đây, đều liên hệ cái chết của ông với câu chuyện đầy bi kịch nhà ông Rạng.

thanh vat (1) 6

 Ngôi miếu trong vườn nhà ông Trần Văn Rạng gắn với những câu chuyện hết sức ly kỳ, rùng rợn.

Còn một cái chết cũng bị đồn đại rùng rợn nữa, là cái chết của ông trưởng thôn Phạm Văn Đức.

Vào năm 2010, sau khi kiểm tra các cháu tập dượt cho ngày lễ Trung thu, khoảng 9 giờ tối, ông Đức lên giường ngủ ngay. Sáng hôm sau, không thấy dậy, vợ gọi, thì ông đã chết tự lúc nào, miệng chảy ra máu.

Trước đây, ông Đức là người uống rượu say, cầm gậy xua đuổi thầy cúng ở nhà ông Rạng, nên người dân đã liên hệ cái chết bất đắc kỳ tử của ông Đức với chuyện “thánh vật” ở nhà ông Rạng.

Theo lời ông Thung, ông Đức là người tốt, nhiệt tình trong công tác và được nhân dân quý mến. Hành động xua đuổi thầy cúng khi đó là do ông say rượu, chứ không có ý đồ xấu gì cả.

Trao đổi với lãnh đạo xã, thì ông Đức vốn bị đau dạ dày nặng, lại hay uống rượu, nên ông qua đời vì chảy máu dạ dày, chứ chẳng có chuyện ma hành, thánh vật gì cả. Việc gắn cái chết của ông Đức với chuyện nhà ông Rạng là suy diễn vô căn cứ.