THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Training feng shui, certificates are only valid for feng shui students who finish the course.

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Organize feng shui and martial arts certification exams for individuals and units who have needs

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Associating with individuals and organizations operating: feng shui, martial arts, culture and art

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Provide feng shui items

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Receive support for all services and issues related to feng shui yin: tomb, code, spirituality

Translate

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN. PHẦN 1B

 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN.

Vào dịp cuối năm , chúng ta thường tổ chức cải táng mộ phần, sửa sang lại mộ cũ, quy tập mồ mả đặt dải dác các nơi về một nghĩa trang gia đình hoặc một nơi mới .Có rất nhiều bạn điện về hỏi thăm dienbatn về những vấn đề này. Trong bài này, dienbatn trên cơ sở những điều mình đã đọc, đã thực hiện nhiều năm qua, xin chia sẻ cùng các bạn.Phần chữ nghiêng là những tư liệu dienbatn sưu tập nhưng đã quên nguồn ( xin cảm ơn các bạn đã cung cấp những tư liệu đó )











Quách bằng Vàng Tâm và Ngọc Am do dienbatn thiết kế không sử dụng đinh .






5 loại đá theo Ngũ hành dùng để bỏ vào khoảng trống giữa Tiểu và Quách để tụ Khí.



Bản vẽ Thiết kế của dienbatn.













MỘT VÀI ĐIỀU VỀ NGÔI MỘ NÀY.
Đây là một ngôi mộ đặt tại vùng Quảng Xương- Thanh Hoá. Tại vùng này có một đường Long Khí rất lạ xuất phát từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, một nhánh Long chạy xuống đồng bằng và đi mãi ra biển, bao gồm hai tầng khí và tạo ra hai dòng nước ngầm một nóng một lạnh chạy song song với nhau theo hình Xà thế ở độ sâu từ 70-80 m. Nếu theo con mắt nhìn nhận về Địa lý bình thường , người ta khó có thể nói rằng đây là một vùng có Địa Khí đẹp. Có một ngọn núi trơ trọi toàn đá hoa cương nằm trải dài theo Long mạch, dân cư đa phần nghèo khổ, lạc hậu. Ruộng đất khu vực này đa phần là sét bạc màu, mùa màng thất kém, đất khi mưa thì nhão nhoét, khi nắng thì khô cứng như đá.Tuy nhiên, cũng tại khu vực này đã phát ra khá nhiều những đại gia cực giầu có. Có một điểm lạ nữa là những gia đình phát đạt thì chỉ có một người trong dòng họ là phát tột đỉnh vinh hoa và chỉ phát về giầu sang chứ không phát về con đường Quan lộ, những nhân đinh còn lại trong những dòng họ đó đa phần nghèo khổ, lạc hậu, kém nhận thức về Tâm linh thông thường, chểnh mảng thờ cúng Gia tiên. Điều gì đã khiến cho những dòng họ trong vùng này đi theo hai chiều hướng trái ngược nhau hoàn toàn đến như vậy ? Đây quả thật là một câu hỏi hóc búa cho những Phong Thủy Sư khi đi điền dã.Bằng sự cảm nhận của mình trong khi nghiên cứu , dienbatn chỉ dám nêu lên vài nhận xét , đánh giá ban đầu như sau : Qua nhận xét đất đai của toàn bộ khu vực, đa phần là đất sét( còn gọi là đất thó ), thì theo những quy luật kết phát của Long mạch thông thường, những nơi có Long mạch kết phát thường bị người ta đặt lò gạch để tận dụng loại sét này, những nơi có đất sét thì đa phần là nơi hội tụ của Long Khí. Tuy nhiên Long mạch này lại hành Long theo một thế rất lạ. Ta có thể hình dung giống như một con Rồng uốn lượn theo cả chiều ngang và chiều sâu của khu vực.Điều này có thể lý giải được hiện tượng, chỉ trong một xóm nhỏ, rất nhiều nhà khoan giếng đến cùng một độ sâu 70-80 m nhưng chỉ có 8 gia đình là có nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ trên 40 độ C. Nước khoáng ở đây có nhiều khoáng chất rất tốt cho phục hồi sức khoẻ của con người.Điều này cũng có thể lý giải hiện tượng chỉ một vài nhân đinh của các dòng họ trong khu vực phát đến cực đỉnh vinh quy trong khi đa phần các nhân đinh trong dòng họ vẫn vô cùng cơ cực. Người nào được phước thì vô cùng tốt về mọi mặt cả âm lẫn dương, những người ở vế kia thì theo chiều hướng ngược lại hoàn toàn.
Ngôi mộ mà dienbatn thực hiện là của một cô gái còn rất trẻ , mất vì hội chứng nan y.Người chồng của cô gái này là một doanh nhân rất thành đạt và qua tiếp xúc , dienbatn biết được là một người có tâm rất tốt cả về phần âm lẫn phần dương. Theo yêu cầu của thân chủ, dienbatn đã sử dụng tất cả những hiểu biết về Địa lý và Huyền môn đã học để thực hiện mỹ mãn những sở nguyện nghề nghiệp của mình.Đây quả là một cơ hội cho dienbatn thực hiện trọn vẹn những hiểu biết của mình trong Địa lý và Huyền môn. Có một điều mà dienbatn cảm nhận được rất rõ rệt là sự trợ giúp hiệu quả của hương Linh cô gái mà dienbatn đặt mộ cho- Phải nói đúng từ là ÂM-DƯƠNG kết hợp hài hoà, thuận thảo và hiệu quả.Có những việc mà bình thường rất khó thực hiện, nhưng nhờ sự trợ giúp của phần Âm , sự việc lại diễn ra rất nhẹ nhàng,thuận tiện, thanh thản đúng như tính nết của cô gái khi còn sống.
Ngôi mộ làm bằng loại đá Cẩm Thạch nguyên khối màu xanh rêu đậm có độ cứng gần 8 ( tương đương với độ cứng của Hồng ngọc-Saphia).Với kết cấu ba tầng biểu thị ý nghĩa của Tam Tài : THIÊN- ĐỊA-NHÂN.Tầng dưới và trên là hình tượng của Thiên - Địa. Tầng giữa hình trụ Bát quái là hình tượng của Nhân. Trong tầng này ở 8 mặt của Bát Quái đồ có các chủng tử của Di lặc Phật Vương, Địa Tạng Vương Bồ tát, Thích Ca Mâu Ni Phật, Phật tiếp dẫn A Di Đà...3 chữ ÔM-A -HÙM và cuối cùng là Đại Bi tâm chú.Những hình tượng này biểu hiện triết lý : Con người là một thành phần rất quan trọng của Tam Tài : Thiên- Địa -Nhân, ngang hoà với Trời, Đất. Con người là một Tiểu Vũ Trụ , vận động thuận hòa với các quy luật vận động của Đại Vũ trụ. Con người sử dụng những hiểu biết về quy luật vận động của Vũ trụ, kết hợp với khả năng của chính mình thông qua 8 cửa Bát Quái : Hưu- Sinh-Thương-Đỗ-Cảnh-Tử-Kinh-Khai và các thời trong Độn Giáp để có thể tự khẳng định giá trị của mình. Nhưng cơ bản nhất và trước nhất vẫn là nhờ sự độ trì của các chư Phật, chư Bồ tát, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và hành sử với đồng loại và các đấng , các cõi khác bằng ĐẠI BI TÂM. Thiếu Đại Bi tâm, thì người đó có tài giỏi, có giầu sang đến như Thạch Sùng, có chức quyền cao chót vót cũng sẽ có những kết cục đáng buồn mà thôi.
Đêm bốc mộ tuy giữa Đông nhưng không quá lạnh và trăng treo vằng vặc giữa bầu trời. Sáng ngày hạ huyệt trời hửng nắng ấm. Đêm về khi mọi việc hoàn tất , một cơn mưa rửa mộ trút xuống , rửa sạch những gì còn chưa thanh tịnh, tới sáng trời lại hửng nắng lên. Phải chăng: Thiên- Địa - Nhân đã đồng cảm ứng ???

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN. BÀI 1A

 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN.

Vào dịp cuối năm , chúng ta thường tổ chức cải táng mộ phần, sửa sang lại mộ cũ, quy tập mồ mả đặt dải dác các nơi về một nghĩa trang gia đình hoặc một nơi mới .Có rất nhiều bạn điện về hỏi thăm dienbatn về những vấn đề này. Trong bài này, dienbatn trên cơ sở những điều mình đã đọc, đã thực hiện nhiều năm qua, xin chia sẻ cùng các bạn.Phần chữ nghiêng là những tư liệu dienbatn sưu tập nhưng đã quên nguồn ( xin cảm ơn các bạn đã cung cấp những tư liệu đó )
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI CẢI TÁNG, QUY TẬP MỘ PHẦN. 
 1/ Kiểm tra mộ.
Việc đầu tiên trước khi chúng ta muốn cải táng hoặc quy tập mộ là phải xem mộ đó như thế nào ? đã đủ thời gian cải táng chưa ?Mộ đó có kết hay phạm trùng không ?Mộ kết là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi,gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ. Có nhiều cách để kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường Khí...Có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng. Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt. Tại Hà Tĩnh, có ngôi mộ kết khi người nhà đi thăm mộ, khi về vứt bỏ những đoạn thân của bó hoa cúc ra ven mộ, vài ngay sau những đoạn thân đó đã mọc ra những cây cúc hết sức tươi tốt. Người xưa cũng dùng phương pháp này để xác định Huyệt kết. họ cắm những cành cây khô vào những cuộc đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chằn nơi đó có Huyệt kết. Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng.Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ. Nếu bắt buộc phải di dời vì lý do nào đó phải có những phương thức của Huyền môn và Phong thủy rất phức tạp mới có thể di dời.Khi mộ kết, thông thường kết từ chân lên tới đầu, cũng có vài ngôi mộ do kết cấu của Long mạch và của mộ sẽ kết theo chiều ngược lại. Có các dạng kết như kết mạng nhện, kết tơ hồng, kết băng, kết chu sa...Có các màu từ xám đến trắng, hồng, đỏ như chu sa là loại mạnh nhất. Một loại khác người ta thường hay nhầm với mộ kết là mộ bị phạm trùng.Có nhiều loại trùng nhưng biểu hiện rõ nhất tại mộ là xác chôn qua nhiều năm không tan. Có những khu vực có hàng loạt mộ chôn tới hàng chục năm xác cũng còn gần như nguyên vẹn.dienbatn đã thấy nhiều lần cảnh người nhà họ phải cầm dao róc lấy xương cốt, hình ảnh thật rùng rợn. Gặp trường hợp này phải dùng bột của loại Ngải Hổ rắc xuống và đọc chú thì thịt mới tan ra.
2/ Thời gian cải táng và quy tập mộ : Theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí . "Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải tháng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng. Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hoá chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải tháng lâu từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên.Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam."
Sau đây là tiết khí của các năm 2011-2015.






3/ Chọn vị trí đặt mộ khi cải táng.
"Chọn lựa huyệt đất mới :

Khi đã chọn lựa được thời điểm tiến hành thì người trong gia đình sẽ phải chọn lựa một huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang. Ngày xưa, điều kiện đất đai còn rộng lớn thì việc này tương đối dễ dàng. Ngày nay, đất chật người đông, diện tích đất dành cho người chết cũng rất hạn chế. Thường ở địa phương sẽ tiến hành bố trí cho gia đình một huyệt đất mới ở cùng nghĩa trang nơi hung táng. Nếu các gia đình có nhu cầu chọn lựa phải mua đất ở nơi khác rồi chuyển hài cốt về. Việc chọn lưạ huyệt đất là tương đối khó khăn, để tìm được vị trí mới tốt lành, cần lưu ý các điểm sau đây :
- Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
- Kỵ nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
- Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiểm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
- Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
- Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Các bạn lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷ chính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi cải táng, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường."
Nếu đã có nghĩa trang của dòng họ được thiết kế sẵn từ trước thì việc này rất đơn giản vì khi lập nghĩa trang đã có các Phong thủy sư tính toán cho rồi. Trường hợp quy tập mới hoặc cải táng riêng lẻ thì việc này rất phức tạp, có khi phải thực hiện trước đến vài năm. Gia đình dienbatn khi đặt mộ, có nhiều ngôi thời gian từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc mất tới 3 năm trời. Sở dĩ lâu như vậy là phải thực hiện tất cả những công việc sau : Tầm Long tróc mạch- Xác định Huyệt Khí-Mua cuộc đất đã tìm được- Tính toán, phân kim sẵn, bao gồm các bước như xác định Loan đầu,Thiên Môn, Địa hộ,xác định vị trí kết Huyệt- Tính toán thời gian đặt mộ, độ sâu và phương đặt để đạt được Huyệt Khí Bảo Châu...-Thực hiện các bản vẽ quy hoạch tổng thể các đời, các chi trong dòng họ- Thực hiện các nghi lễ khi bắt đầu động thổ xây dựng hàng rào bao, nơi tế lễ, đào huyệt, xây thành Huyệt...- Thực hiện các hình dáng của mộ theo nhiều yếu tố như địa hình, phúc phận dòng họ, loan đầu. Nhiều khu vực vì đã có đất hay nghĩa trang từ trước nhưng không tụ đủ Khí phải thực hiện việc dẫn Long về để tụ Khí tại cuộc đất đã chọn. Tất cả những việc nói qua ở trên rất phức tạp và là chuyên môn của các Phong Thủy Sư. Một việc rất quan trọng là phải cân được phúc đức của dòng họ người cải táng. Phúc phận của dòng họ đó như thế nào phải đặt vào khu Địa Huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả. Không vì khu đất kết Huyệt quá to , quá mạnh, quá nhiều đời mà đặt vào khi phúc phận của dòng họ chưa đủ. Việc đó giống như ta đặt cái quạt máy sử dụng điện 110v vào mạch điện 220v, lúc đó cái quạt sẽ bị cháy rụi. Thông thường những gia đình bình thường về phúc phận chỉ cần một con giun cũng đủ cho một cuộc sống bình an, ổn định, đâu có cần tới những con Long, những Huyệt kết đắc địa.Những Huyệt lớn chỉ sử dụng cho những vị , những dòng họ đã đủ phước báu do Thiên định mà thôi.
4/ Những vật liệu cần chuẩn bị khi cải táng:
Trước tiên, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình mà chúng ta chọn Tiểu và Quách bằng nhiều vật liệu khác nhau như sành, sứ , xi măng, gỗ...Các vật liệu rẻ tiền như xi măng, sành , sứ theo thời giá hiện nay chỉ khoảng trên dưới 2 triệu đồng một bộ Tiểu và Quách . Với những bộ Quách bằng gỗ Ngọc Am và Vàng tâm cùng với Tiểu bằng sành đặt tại Bát Tràng như hình bên dưới có giá hàng trăm triệu đồng. Việc tiếp theo nữa là chuẩn bị thật nhiều nước Vang (  Còn gọi là nước ngũ vị hương - Đừng nhầm với gói ngũ vị hương để nấu Ca ri - Gói Vang có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc ).Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ , người Thày cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ . Tùy theo giờ tốt mà bốc , nhưng tất cả cùng phải chung một điều là bốc mộ phải làm vào ban đêm . Việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi . Khi bốc mộ , người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên trước , sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên ( Tấm ván Thiên là tấm ván trên nóc quan tài ) .
Trước khi tiến hành bốc mộ , người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình báo Tổ tiên . Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ trình Quan Thần Linh sở tại . Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo , mũ , ủng ) , ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ , giấy tiền vàng bạc , trầu cau , rượu , thuốc , đèn nến , gạo muối . Nhiều nhà còn cúng thên Tam sên ( trứng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ ) , xôi , gà trống luộc nguyên con ....
Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ là một cái tiểu sành , một cái quách đặt làm sẵn , một miếng vải đỏ , một tấm ni lông , vài chai rượu nặng và nước Vang. Một vài cái xô , chậu nhựa để rửa xương .
Phần lớn việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới. Trung bình để bốc xong một ngôi mộ, mỗi tốp thợ phải làm việc quần quật suốt hơn một tiếng đồng hồ. Trước khi đào, họ phải xác định vị trí huyệt thật chính xác, nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với ban đầu, nếu không biết cách sẽ phải đào rất vất vả, có khi đào nhầm sang mộ bên cạnh. Công việc bốc mộ thường là do những người chuyên môn bốc mộ đảm nhiệm . Khi ván Thiên được cậy ra , người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tảy rửa âm Khí . Sau đó mới tiến hành lấy cốt . Nhiều khi gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết , người ta phải dùng xăng đổ vào mộ và đốt cháy thịt còn sót , sau đó phải dùng dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước vang . Sau khi nhặt hết cốt , rửa sạch , người ta trải tấm ni lông ở dưới , tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người . Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên . Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ , không được phép thiếu .Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.Sau khi hoàn tất , người ta đóng nắp tiểu lại

BÙA NGÃI-LÊ HƯƠNG II

 BÙA NGẢI.( Tiếp theo )

Bùa khắc trên chì (KÀTHA).


Một lối giữ bùa thông dụng trong giới người Việt gốc Miên là Sư khắc bùa trên miếng chì, quấn lại cột vào sợi giây xe bằng chỉ ngũ sắc gọi là KÀTHA, ta gọi là dây niệt. Chính người xin bùa đem một cục chì đến nhờ Sư định ngày làm lễ gọi là bonn prasethi Kàtha và sửa soạn trước. Sư hơ chì trên lửa cho mềm, dùng búa đập dẹp và cắt từng miếng dài năm phân, ngang ba phân. Sư dùng một cây viết đầu bằng sắt nhọn gọi là dek chak  vẽ bùa trên một mặt, đoạn cuốn  tròn quanh một sợi giây xe bằng chỉ ngũ sắc mới gọi là Kse Kàtha. Số chì nhiều ít tùy theo loại dây Kàtha và tùy người xin.
Loại ba miếng đeo trên cổ hay cánh tay rất thông dụng có mãnh lực che chở người đeo tránh  khỏi tai nạn khi đi đường và những chuyến bất trắc trên đời.
Loại năm miếng, bảy miếng hay mười hai miếng đeo ngang hông là bùa giữ mình của binh-sĩ, cảnh-sát-viên và các tay buôn lậu, trộm cướp.
Loại hai mốt miếng gồm II miếng dẹp và vo viên tròn công dụng như trên lại có thêm phép tránh được súng đạn.
Đến ngày lễ, người xin bùa mang lễ vật gồm có 5 xấp vải trắng, một số tiền theo sự thỏa thuận trước với sư, một cái nồi đất mới, một bao đèn cầy và một bao nhang. Sư đề trên cái khánh thờ đóng vào vách cùng với hai đoạn thân cây chuối có cắm nhang và hai ly nước có mùi thơm. Sư đốt đèn, nhang nhiều vài giọt dầu thơm vào một cái ô bằng đồng đựng phân nửa ô nước lạnh rồi để lên khánh thờ. Cuộc lễ bắt đầu. Sư ngồi xếp chân trước khánh, người xin bùa ngồi phía sau bên phải. Sư đọc kinh, tay trái cầm giây Kàtha, tay mặt xoa qua, xoa lại, thỉnh thoảng ngồi vào một lần. Lát sau, Sư xoay lại đeo giây vào cổ người xin, cầm miếng lá chuối cuốn tròn chấm vào ô nước rẩy trên đầu, trên vai kẻ đeo bùa. Người này kính cẩn chấp tay vái khánh thờ và vái Sư vừa lầm thầm khấn nguyện. Lễ xong, giây Kàtha có đủ hiệu lực che chở người đeo nó. Người ta đeo Kàtha lúc đi đường, lúc đi làm ăn mà có phần nguy hiểm. Khi ở nhà, lúc đi tắm, đi cầu phải cởi ra để trên bàn thờ không được bỏ bậy bạ. Một tháng, ba tháng hay sáu tháng phải đem Kàtha đến Sư “tom’’ bùa thêm để giữ đủ quyền lực. Thời hạn này tùy Sư ấn định.
Bùa vẽ trên khăn, trên vải .


Vị Sư cho bùa trên khăn, trên vải gọi là KROU YON tài lực cao hơn Sư cho dây Kàtha. Sư vẽ bùa trên khăn tay để bỏ túi, trên mảnh vải to bằng cái khăn quấn cổ gọi là Kanseng dek chát, và trên cái áo gọi là ao yon. Vải may khăn và áo là vải trắng thường nhuộm màu xanh lá cây. Đối với người Việt gốc Miên màu xanh lá cây là màu để dành riêng cho những nhân vật quan trọng, cho cấp chỉ huy. Theo thần thoại Bà-la-môn thân thể các vị thần đều có màu xanh lá cây đậm. Mỗi khi cho khăn hay áo bùa, pháp-sư hỏi kĩ tên tuổi của ông bà, cha mẹ người xin tính toán cẩn thận tùy theo số mạng của từng người mà vẽ bùa trên vải. Khi nhận khăn, áo, người xin cũng đem lễ vật đến nhà Sư làm lễ giống như lễ xin giây Kàtha.
Uy lực của khăn áo bùa cũng giống như dây Kàtha. Riêng về ao yon thì “hùng mạnh” hơn: người mặc áo bị đánh không đau, chém không đứt, súng bắn không trúng. Số tiền thỉnh cái áo rất cao vì ít có vị pháp-sư nào có đủ tài ban cho. Người ta mặc áo bùa mình khi đi ra ngoài, khi làm hay giữ khăn bùa trong ăn bằng nghề nguy hiểm; lúc ở nhà thì để trên bàn thờ. Hàng tháng phải cúng lạy vào ngày mồng 8, ngày 15 và khi hết thời hạn do Sư ấn định, phải đến nhà Sư “tom” bùa lại.
Bùa xâm trên thân thể .


Muốn xin xâm bùa trên thân thể, người con trai phải đủ tuổi vị thành niên thường là 17 tuổi mới được Sư nhận. Vị Sư xâm bùa gọi là Krou Sắc. Sư dùng một mũi kim cắm trong cái cán gỗ gọi là dek chak xâm chữ Phạn và hình Thần Bà-la-môn ở cùi trỏ, đầu gối, cổ tay, bả vai để giữ đương sự khỏi bị chặt, gãy xương và khi bị đánh đỡ đau. Mỗi lần xâm như thế. Sư không tổ chức lễ bái gì cả, việc này xem như một việc làm hàng ngày trong giới người Việt gốc Miên.
Lớn lên, nếu cậu con trai thích học võ thì xin thọ giáo với ông thầy gọi là Krou Kuôn. Vị võ sư nào cũng biết xâ bùa và tự xâm cho học trò trên bắp thịt, khắp thân thể. Uy lực của bùa che chở cho kẻ bị đánh không đau và thân thể tăng thêm phần lanh lẹ. Bùa xâm nhiều như thế có hiệu nghiệm nhiều hơn cách xâm ở trên và có thể đỡ được các lối đánh bằng tay, chân và gậy gộc, nhưng không thể tránh súng đạn.
Vô hột xoàn vô kim trong mình .


Người có nhiều tiền có thể xin Sư “Vô” hột xoàn, hay kim vàng, kim bạc trong mình để khỏi bị chém, bị đánh chỗ nào thì hột xoàn hay kim “chạy” đến đó đỡ đòn và khi sắp có tai nạn, kim hay hột xoàn sẽ chích nhẹ trong mình cho biết để tránh. Tùy theo ý người xin muốn vô thứ nào và số lượng nhiều ít thì đem đến Sư làm lễ cúng bái đàng hoàng. Sau khi đọc xong thời kinh, Sư cầm hột xoàn hay kim để trên cánh tay đương sự, đọc thần chú một hồi, khi Sư dở tay lên thì xoàn hay kim “lặn” mất vào trong mình mà không có dấu vết trầy, sứt gì cả. Sư dạy người vô kim một câu thần chú “gọi” các món ấy nổi lên da cho rờ xem làm chắc, và muốn cho nổi lên chỗ nào cũng được. Bình thường thì xoàn hay kim chìm vào trong, khi nào có tai nạn sẽ nổi lên chống đỡ. Khi đương sự không muốn giữ trong mình nữa thì nhờ Sư “lấy” ra. Sư làm lễ, đọc kinh rồi để bàn tay trên cánh tay người ấy, đọc thần chú một hồi, xoàn và kim sẽ theo tay Sư ra ngoài không thiếu chút nào.
Người dùng bùa theo lối này là dân sang, có tiền dư không muốn giữ khăn, sáp hay dây Kàtha trong mình, nhất là không muốn cho người khác biết mình có bùa. Lẽ cố nhiên mỗi lần vô bùa rất tốn kém và tiền công của Sư vì không phải Sư nào cũng có tài dám đảm nhận việc này.
Nước thuốc luyện gồng .


Có vị pháp-sư biết chế thứ nước thuốc cho người uống gọi là TUK THNAM KONG  để da thịt cứng rắn, dao búa chém không đứt, ta gọi là GỒNG. Người nào đã dùng thuốc rồi thì không còn sợ ai chém nữa, dù là chém lén. Lưỡi dao đụng đến thân thể kẻ ấy cũng như gặp cao-su. Phương pháp chế thuốc được giấu kín, nhưng có người cho biết một vài món cho Sư tìm như sau: Sư bỏ trong một cái hũ nước lạnh:
- Loại dây leo mọc từ trên nhánh cây da thòng xuống như cái thăng gọi là CHANDO SƠHOA.
- Loại cây nhỏ có dầu gọi là DIA PRENG.
- Loại cây chùm gởi mọc trên các gốc cổ thụ gọi là BA NHƠ KA ÉT.
- Thịt con trăn gọi là PỘT THLANN.
- Thịt con bìm bịp gọi là A ỐT SBÂU.
- Thịt con cù-lần gọi là LÔ NHI.
- Phần của con kên kên lông đỏ lấy tại ổ gọi là SÂMBÓC THMÁT PHLƠN.
Ngoài ra không ai được biết Sư làm gì và bỏ gì thêm trong hũ. Sư bịt miệng hũ bằng lá chuối cột giây, trên cắm ba cây nhang, đoạn để hũ trên lò lửa. Sư vạch một ô vuông xung quanh lò, mỗi góc cắm một cái nọc gỗ trên bề mặt đoạn thân cây chuối gọi là Salatho có cắm cây đèn cầy. Từ nọc gỗ này đến nọc kia, Sư cột sợi chỉ trắng để đóng khung cái lò. Vừa làm Sư vừa đọc thần chú lẩm bẩm trong mồm. Sư đốt lò và đốt bốn cây đèn cầy ở bốn góc, ngồi canh lửa cho đến khi Sư nhận thấy thuốc đã tới. Sư tắt lửa và để nguyên hũ trên lò cho đến khi thuốc nguội mới cho người xin dùng.
Mỗi lần luyện gồng phải mất bảy ngày gọi là TRANAM. Suốt khoảng thời gian ấy, đương sự chỉ uống toàn nước thuốc, không được dùng chất gì khác. Khi hũ thuốc cạn, Sư đổ thêm nước, nấu lại, bao nhiêu lần cũng được. Đến ngày thứ bảy, Sư cầm cái dao bén chém lên lưng người luyện gồng nhiều lần thật mạnh, nếu lưng không bị đứt là thuốc có công hiệu ngay một lần dùng thuốc. Có khi người luyện phải uống liên tiếp hai hay ba lần thuốc mới có kết quả. Mỗi lần Sư phải chế hũ thuốc mới. 
Giữ bùa phải thế nào?
Người xin bùa của một vị Sư Sãi hay một vị pháp-sư được nhận làm đệ tử của Sư, phải nghe lời Sư dặn trong lúc giữ bùa. Nếu coi thường, cẩu thả hay trái lệnh thì gặp sự phản ứng tức thì.Tùy theo lỗi nặng nhẹ mà gánh chịu hình phạt. Có người phải bỏ mạng vì phạm lỗi nặng. Những điều cấm kỵ gồm có ba mục tiêu: tinh thần, sự tôn kính và các thức ăn.
Về tinh thần, Sư dặn 5 điều: Không giết người, không trộm cắp, không nói láo, không gian dâm, không dùng những món vật làm thỏa mãn thú tánh. Kẻ trộm dùng bùa làm quấy lại tin rằng chúng sẽ cúng chùa làm phước sẽ hết tội và bùa không mất sự linh ứng!
Về sự tôn kính, người giữ bùa phải lập một cái khánh thờ riêng để ngang đèn thường trực và để giây Kàtha. Tượng Phật, hộp sáp, khăn bùa vân vân… khi ở nhà. Lúc muốn đeo bùa, phải thắp nhanh vái lạy rồi mới lấy. Nếu đệ tử dọn nhà đi ở nơi khác, phải để bùa trong rương và phải để ở trên quần áo. Bùa phải để trong hộp hay gói kĩ lưỡng, không được để gần vật gì ướt hay dơ ráy. Bùa để trong rương rồi không được ngồi trên đó. Tất cả các loại bùa không bao giờ được dùng hay đeo phía dưới lưng quần. Hộp sáp để trong cái khăn mới, cột trên cổ hay để trong nón. Khi cần đến lúc đánh nhau hay binh sĩ ra trận thì ngậm và mồm. Giây Kàtha thì đeo trên cổ, trên cánh thay hay ngang hông. Ao yon mặc trong mình như áo lót. Khăn bùa cột trên cổ. Khi đeo bùa trong mình, người ta không được đi dưới sàn nhà, chui ngang xà phơi quần áo, giàn trò cất nhà, giàn bầu, giàn mướp, không được đi gần chỗ dơ ráy. Lỡ phải đi tiểu phải đứng không được ngồi. Đi tiểu thì để bùa ở ngoài cầu. Người giữ bùa phải cẩn thận, đừng để kẻ khác ăn cắp, mặc rầu kẻ nào dùng bùa lạ với mình sẽ bị nhiều tai hại khó lường được. 
Về thức ăn, tùy theo loại bùa, Sư dặn đệ tử tránh các thứ trái cây và rau như: Dưa leo, tỏi, rau mò om, giềng, khoai môn, đu đủ, bí, khế. Khi ăn cơm với thịt bò, thịt heo phải cởi bùa ra.
Người cầm bùa phải giữ lời hứa với Sư, lời thề với Tổ. Phản Tổ quốc, phản bạn sẽ bị chết vì súng đạn, bất đắc kì tử. Chưởi thề, mắng nhiếc người khác sẽ bị tai nạn xe cộ hoặc bị đạn mà không chết. Lấy vợ người, hiếp con gái sẽ bị thương ở bộ sinh dục. Phạm lỗi nhẹ bùa sẽ hành nhức đầu, chóng mặt, có khi nằm chiêm bao thấy vị Tổ quở trách. Đương sự phải thắp nhanh tạ lỗi, đọc câu thần chú do Sư truyền khi trao bùa, rồi bỏ giây niệt ( Kàtha) trong một ly nước lạnh, uống ba hớp, rửa mặt, rửa đầu bằng nước ấy. Xong, phải để mặt cho khô, không được lau bằng khăn. Làm như thế, bịnh sẽ hết ngay tức thì, đó là Tổ Sư bằng lòng tha lỗi. Phạm lỗi nặng, Thần linh sẽ không theo nữa, người cầm bùa không còn thấy sự linh ứng gì hết, ví dụ: có bùa gồng chém không đứt lúc phạm lỗi sẽ bị chém đứt như người bình thường. Tiếng trong giới là KHỐT KROU nghĩa là hư bùa.
Kẻ nào dùng bùa làm quấy như gạt đàn bà góa đoạt của, lừa người lấy tiền, vay tiền rồi quịt tuy có hưởng lợi một ít lâu nhưng sau đó sẽ bị tai nạn hao tốn xấp ba xấp bốn lần và khổ nhục ê-chề, đau đớn gấp trăm lần đã hưởng được sự sung sướng một cách bất lương. Ngay cả khi vị pháp-sư ỉ có thần lực hại người ăn tiền hay để hưởng lợi cũng bị Trời phạt cho thân tàn ma dại, con cháu nghèo khổ, tàn tật suốt đời, làm trò cười cho thiên hạ.
Bùa trong thời  khói lửa.


Trong thời khói lửa, người Việt gốc Miên nhờ quý Sư Sãi cho bùa để tránh súng đạn. Vị Sư thường biểu diễn cho người ta xem tài mình như cầm trái lựu đạn cho nổ trên tay mà không bị thương, hoặc đưa ngực cho người bắn mà không trúng. Người đeo bùa loại này vào thì không sợ súng đạn, dù cho bị bắn cũng rách quần áo mà  thôi. Gặp trường hợp địch bao vây hoặc rượt gần kề, người có bùa đọc câu thần chú rồi thì, hoặc:
- Nín hơi chạy một mạch,,
- Ngồi vịn cái ghế,
- Ngồi nắm một bụi cỏ,
- Đứng vịn một thân cây thì đối phương sẽ không thấy mình. Một số quân nhân Việt cũng nhờ quý vị Sư Việt gốc Miên cho bùa để giữ mình vì thấy sự linh ứng trước mắt của anh em binh sĩ Việt gốc Miên hàng  ngũ. Có người lại nhờ bùa ngải để làm… chánh trị nữa. Đó là người tổ chức Đảng Khăn Trắng dùng miếng mồi này để nhử một số thanh niên hiếu kỳ, thích phiêu lưu. Ông ta tuyên truyền rằng các đệ tử đi theo ông được cấp mỗi người một cái khăn trắng đeo trên cổ. Khăn này là khăn bùa có uy lực cản súng đạn không thể chạm vào mình nghĩa là người có khăn sẽ trường sinh bất tử. Bề dài và bề rộng của khăn tùy theo số mạng tuổi tác của người được cấp từ hai thước đến hai thước rưỡi bề dài và rộng nguyên khổ vải. Ngoài cái khăn, các Đảng-viên được học thêm bùa tàng hình, có thể đi trước mặt kẻ khác mà kẻ ấy không thấy mình! Nhưng khi ra trận rủi có ai bị bắn chết thì  vị chỉ huy cho là kẻ ấy tới số, không thoát khỏi số trời đã định. Câu chuyện trên đây đi vào lịch sử từ năm 1960 đến ngày I-II-1963 thì cáo chung, ông cầm đầu dắt cả Đảng ra đầu thú với Chánh-phủ sau  mấy năm gây rối ở vùng biên giới Châu-Đốc, Hà-Tiên.
dienbatn giới thiệu và minh họa.

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LÁ BÙA THÁI LAN.

  HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LÁ BÙA THÁI LAN.

Tác giả. Nguyễn Quốc Hùng



Đôi lời dẫn chuyện :
Nhiều năm trước đây, dienbatn đã nghiên cứu về các loại Bùa Thái và hết sức chú ý đến một lá Bùa Thái có nhiều công năng và cách xăm lên mình kỳ lạ của các vị Đạo sĩ Thái Lan . Vừa qua , nhân có việc của một thân chủ cần dienbatn đến Thái , dienbatn đã có duyên gặp gỡ , chuyện trò với một số Đạo sĩ tại vùng RAYON là một vùng núi , cách PATTAYA khoảng 100 Km . Một duyên lớn nữa đến với dienbatn là được một Đạo sĩ có tên tuổi và là chủ một ngôi đền tại RAYON cùng các sư đệ ban cho chính lá Bùa hằng mơ ước bằng cách xăm kỳ lạ của các Đạo sĩ Thái lên mình dienbatn . Bài viết này chính là để cùng các bạn chia sẻ và tìm hiểu về Bùa - Ngải , cách làm của các Đạo sĩ của Thái Lan mà dienbatn được tiếp xúc .
Đây là lá Bùa mà dienbatn đã quan tâm từ nhiều năm về trước .



1/ THÀNH PHỐ BIỂN PATTAYA.
Từ Hà Nội , sau gần 2 giờ bay , dienbatn có mặt tại sân bay Thái , cách Băng Cốc vài chục Km .



Xuống sân bay.


Từ sân bay , dienbatn đón xe bus máy lạnh đến Thành phố PATTAYA , quãng đường khoảng gần 100 Km . Cảm nhận đầu tiên là người Thái Lan rất mến khách , tận tình , chu đáo và rất biết làm du lịch . Đường phố rất sạch và không khí nơi đây sạch tưởng như không một hạt bụi .




Sau khoảng hơn 2 giờ, chúng tôi có mặt tại Thành phố biển , thành phố du lịch PATTAYA tuyệt đẹp . Đã từng đi nhiều nơi , nhiều thành phố biển của Việt Nam , theo nhận xét của dienbatn , đây có lẽ là thành phố biển đẹp sạch và mến khách nhất mà dienbatn được biết . Mặt tiền của các dãy phố luôn có những tiểu cảnh , cây cối và đồ vật trang trí có tác dụng trong Phong thủy hết sức hài hoà đẹp mắt . Khác với Ban Cốc , ở đây để di chuyển , người ta sử dụng những chiếc xe bán tải ( Pick up ) , cải tạo lại để thay taxi hay xe tuktuk . Đa phần tài xế Taxi và những người bán hàng ở đây đều có thể giao tiếp bằng Anh ngữ , do vậy không quá khó khi sinh hoạt tại thành phố này . Ngày trước , dienbatn có học được một số tiếng của dân tộc Thái Việt và một số tiếng Lào nên có thể dùng tạm được tại thành phố này .
Nghỉ tại PLAZA HOTEL 2 ngày, dienbatn tranh thủ đi thăm các cảnh đẹp của thành phố biển Pattaya.




Tại một cửa hàng .











2/ VÙNG NÚI RAYON THÁI LAN.



Vùng núi Rayon của Thái Lan , cách Pattaya khỏang gần 100 Km , chúng tôi đến đó bằng Taxi bao chuyến hết 2.000 bath. Sở dĩ chọn vùng núi Rayon vì vùng đó có rất nhiều vị Thày cao tay ấn tu tập , tương tự như xứ Mường Thanh Sơn miền Bắc hay Thất Sơn ở miền Nam . Sau hơn 2 giờ vừa đi vừa hỏi thăm đường , chúng tôi có mặt tại một ngôi chùa khá đẹp , có kiến trúc rất Thái , một nét kiến trúc vô cùng hài hòa , đẹp mắt. Các Thày ( hay sư ) của Thái được hành nghề công khai, không cần phải giấu diếm như ở tại Việt Nam . Tại mỗi chùa , ngòai ngôi chùa chính do vị sư trụ trì cao tăng đắc đạo cai quản , phía bên chùa thường có những thất nhỏ làm bằng gỗ như kiểu nhà sàn nhỏ có bố trí nơi làm phép , chữa bệnh , do những vị đệ tử cai quản . Ở Thái người ta thường sử dụng những Bùa , phép theo phái Nam Tông và đọc chú theo tiếng Pali. Các vật hay được sử dụng để cầu tài , cầu duyên là Nàng Kwat , kumanthông. " Nẵng Kwak là hiện thân của tài lộc, tình yêu theo tín ngưỡng của người Thái. Bà xuất hiện qua hình dáng một người phụ nữ xinh đẹp mặc một chiếc váy đỏ theo phong cách truyền thống của Thái, đội một chiếc vương miện vàng trên đầu.Hình tướng phổ biến của Nang Kwat là ở tư thế ngồi hoặc quỳ. Bàn tay phải của giơ lên cao ngang mặt ở tư thế ngoắc chào, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Cánh tay trái thả lỏng ở tư thế chống xuống bệ ngồi hoặc cầm một túi vàng đầy đặt nhẹ lên trên đùi trái.Hai hình tượng này khác nhau chủ yếu ở chỗ vật cầm trên tay. Nếu nữ thần lúa gạo cầm những bông lúa chín vừa thu hoạch đặt trên vai phải thì Nàng Kwat tay trái cầm túi vàng hoặc chống hờ xuống đất. Những nữ thần này đếu có nguồn gốc từ vị nữ thần Hindu giáo Sri Lakshmi.
Cũng có ý kiến cho rằng, bàn tay phải của Nang Kwat giơ lên là hình ảnh mô phỏng từ hình ảnh con mèo Maneki của Nhật.

Theo truyền thuyết khác, tên thật của Nẵng Kwak là Supawadee, sống vào thời đức Thế Tôn còn tại thế. Bà là con gái của ông Sujitbrahma và bà Sumontha, một gia đình thương gia ở thành phố Matshikasun - Ấn Độ. Khi vừa chào đời, cô đã đem đến may mắn cho gia đình bằng sự lợi lạc trong buôn bán. Để tiện chăm sóc cô, hai ông bà thương gia mang theo cô trong suốt thời gian đi ra ngoài buôn bán. Điều kỳ lạ là mỗi lần cha mẹ đặt cô ở phía trước chỗ bán hàng thì hàng hóa đều được bán sạch sẽ. Hai ông bà thương gia yêu quý và xem cô như báu vật trong gia đình. Gia đình cô đã dần dần trở nên giàu có . 
Trong một lần đi buôn, nàng Supawadee có cơ duyên được gặp một vị Alahán, đệ tử của Phật đang khất thực. Cô thành tâm cúng dường và được ngài chú nguyện và giảng pháp. Từ đó, Supawadee trở thành một thiện nhân. Cô thường xuyên bố thí cúng dường và vận động cha mẹ cùng làm việc phước thiện.
Cha của Supawadee là ông Sujitbrahma cũng phát thiện tâm cúng dường vật thực, xây tịnh xá, trai tăng thường xuyên. Ông còn giúp đỡ những người nghèo khổ có vốn làm ăn. Nhờ sự may mắn của Supawadee mà những người được giúp đỡ đó đều thành công trong công việc buôn bán.
Tiếng lành về sự cát tường của Supawadee vang xa, nhiều thương nhân tìm cách gặp được cô để nhận lời chúc lành. Và họ đã thành tựu như ý.
Sau khi qua đời, mọi người đúc tượng của cô để tôn thờ để cầu mong sự may mắn, tài lộc. Những người buôn bán đời sau đã nhận ra rằng, nếu thành tâm cầu nguyện nàng Supawadee, họ sẽ được may mắn như ý.
Hình tượng vị nữ thần này được du nhập sang Thái từ các vị thương gia người Ấn. Hình tượng của Supawadee ban đầu là một cô gái trẻ ngồi trên một chiếc xe kéo, loại xe phổ biến trong việc chuyên chở và buôn bán hàng hóa ủa Ấn Độ cổ xưa.
Đức tin của họ lan tỏa và được các thương gia người Thái chấp nhận. Sau này, người Thái đã thay đổi hình tướng của pho tượng bằng cách kết hợp hình dáng của nữ thần lúa gạo với tượng nàng Supawadee thêm động tác ngoắc tay của mèo Maneki – Nhật Bản để tạo thành thân tướng như ngày nay.
Nẵng Kwak được giới thương mại kính tin và thờ phụng. Bức tượng của Nẵng Kwat thường đặt gần máy tính tiền ở hầu hết các nhà hàng Thái. Lễ vật cúng dường thường là hoa tươi, 1 ly nước trắng, (ngày rằm mùng một cúng nước ngọt), trái cây, bánh ngọt, đèn thắp bằng dầu mè , bơ, sữa, cơm trắng.Khi làm ăn buôn bán xa, người ta thương vào chùa thỉnh amulet nang kwat hoặc thang ka đề mang theo cầu may mắn " ( Phayan )

Chúng tôi vào một ngôi thất nhỏ để xem một Thày chữa bệnh theo kiểu Massage Thái . Thực ra tại Sài Gòn hay Hà Nội cũng đã có những địa điểm làm những việc này , nhưng chỉ có hình thức tương tự mà thôi .Thày bọc người bệnh vào một tấm vải màu trắng và sử dụng những động tác gập người , những cú bấm huyệt hết sức chính xác và điệu nghệ . Chi phí cho khỏang 1giờ Massage Thái chỉ có 100 Bath tức là khỏang 65 ngàn đồng Việt Nam . Thấy hay hay , dienbatn cũng xin Thày làm cho một xuất và quả thật , một lúc sau những mệt mỏi , những cơn đau lưng do bệnh tật từ trước biến mất như có phép lạ . Qua những lần bấm huyệt của Thày , dienbatn cảm nhận được độ chính xác của việc này , khác hẳn những lần đi Footmassage tại Hà Nội ở một cơ sở làm ăn có tiếng như Đại cát hay số 5 đường Nam Bộ chỉ có tính hình thức , thư dãn . Nhìn kỹ hình thể khi Thày đang làm việc , dienbatn phát hiện Thày bị thương tật một bên chân và trên mình mang đầy những vết sẹo lớn . Phải chăng đằng sau vẻ hiền từ mà Thày đang có là những trận chiến Huyền môn kinh hòang Thày đã phải trải qua ???
Chữa bệnh bằng Massage Thái.



Đang nằm cho Thày chữa bệnh , dienbatn thấy Thày nào cũng đeo một chùm Linh vật ở bụng như người ta vẫn đeo chùm chìa khóa . Thấy vậy , dienbatn đòi Thày lấy ra cho xem . Rất vui vẻ , Thày đưa cho dienbatn cả chùm để ngắm nghía cho thỏa thích . Đó là một chùm linh vật do Thày luyện phép bao gồm : Một Kumanthông ngâm trong một chất dầu màu vàng óng đựng trong một vỏ nhựa , một dương vật của Rồng có cả những cái chân nhỏ xíu , một cái ống gỗ trong đó có chứa Ngải đã luyện , một cặp voi đang giao hợp bằng đồng nhỏ xíu , một con Linh dương ngâm trong dầu cũng được để trong trái tim bằng nhựa, một trái tim nhỏ trong có hai khoanh gỗ hay Ngải cũng ngâm trong dầu . Theo Thày cho biết , những linh vật đó để dùng luyện các phép ăn nói , ngọai giao , cầu tài , tình duyên,tức tai hàng phục . Nhìn kỹ các Thày khác , dienbatn thấy Thày nào cũng đeo một chùm to tướng ở bụng .
Thắp nhang tại bàn thờ trong thất.



dienbatn đang xin thỉnh những linh vật của một Thày.



Sau rất nhiều lần năn nỉ và sau khi Thày đi hỏi ý kiến của sư phụ , cuối cùng , dienbatn thỉnh được nguyên cả chùm linh vật của Thày mang về Việt Nam . ( Híc , nếu phải như của dienbatn thì ....còn lâu ). Người lái xe đi cùng nói nhỏ với dienbatn là nên xin Thày một linh vật khác dùng để cầu tài , trấn trạch mà ở vùng này rất thông dụng. Đó là một chiếc hộp nhựa hình vuông , trong có chứa một tượng Phật nhỏ bằng đồng ở chính giữa và xung quanh có 8 tượng Phật làm bằng một thứ đất màu trắng rất mịn .Đây chính là một bảo bối hết sức cần thiết để trong nhà và được làm phép , trì chú công phu . Khi dienbatn xin thỉnh , Thày nói phải đợi sư phụ của Thày về mới đủ khả năng trì chú vào đó , còn Thày thì chưa đủ trình độ . Phải công nhận là các Thày người Thái rất biết khả năng thực sự của mình và họ không bao giờ làm những việc quá sức hay quá khả năng của mình . Nghĩ lại những Thày tại Việt Nam mà dienbatn đã gặp thì điều này còn phải học hỏi thật nhiều về lương tâm nghề nghiệp .


Khoảng nửa giờ sau thì sư phụ của Thày cũng đã về tới . dienbatn và thân chủ của mình xin thày làm phép và trì chú vào những món đồ mình cần thỉnh . Thày ngồi vào Đàn , thắp nhang và trì tụng một hồi lâu rồi trao cho chúng tôi những thứ xin thỉnh . Ngồi đàm Đạo với Thày , dienbatn nhớ đến một lá phù đã nghiên cứu từ rất lâu và xin Thày chỉ điểm . Mở Latop ra để Thày coi và sau một hồi suy nghĩ , nhìn rất kỹ những nét phù , thày nói lá phù này mình chưa được học , chỉ có sư phụ của Thày là vị sư trụ trì ngôi chùa này mới có thể thực hiện được mà thôi . Rất vô tư và nhiệt tình , Thày đi tìm kiếm sư phụ của mình để giúp dienbatn xin gặp . Một lát sau , Thày về và nói sư phụ của Thày ( vị sư trụ trì ngôi chùa này ) cho phép dienbatn cùng những người đi chung một cuộc gặp mặt trong thời gian 30 phút . Tất cả kéo lên lầu là nơi mật thất của vị  trụ trì chùa . Bước vào thất của Thày , dienbatn thấy một gian phòng được trang trí rất đẹp và cực kỳ công phu . Hai bên có hai bức tượng mà thóang nhìn qua giật mình tưởng như là người thật đang ngồi. Nhìn kỹ hai bức tượng thấy cả những vết nhăn của làn da , những lỗ chân lông và một thần thái rất uy nghi .



Gian phòng đó chính là nơi làm việc của Thày , còn những gian phía trong là nơi mật thất dùng để Thày tu luyện hàng ngày . Ngồi đợi một lát , dienbatn thấy vài vị sư đi ra đi vào phía mật thất , đa phần là những vị còn trẻ , chắc là học trò của Thày . dienbatn chú ý đến một Thày khỏang gần 50 tuổi , có hình dáng to khỏe và một bước đi thật vững chắc ( người này quả nhiên có nội công cực kỳ thâm hậu ). Vị Thày này đi ra , đi vô vài lần như có ý quan sát những người trong đòan của chúng tôi . Khỏang một thời gian khá dài , vị sư đó mới ra tiếp chúng tôi. Ông nói với chúng tôi bằng một chất giọng sang sảng và thái độ hết sức vui vẻ . dienbatn mở Latop ra , nhờ ông chỉ điểm về lá Phù như hình vẽ trên đầu bài này . Ông ngắm nghía nó rất chăm chú một hồi khá lâu và nói rằng mình đã được học về nó. Sau đó ông lấy giấy ra vẽ lại cho dienbatn xem hình vẽ đầy đủ của lá Phù . Nét vẽ Phù khỏe mạnh , những nét uốn lượn thật có hồn . Thày nói lá phù này được sử dụng để xăm trên lưng những đệ tử cấp cao của Huyền môn . Công dụng của nó dùng để hộ thân , tức tai , hàng phục và luyện các phép bí truyền .dienbatn khẩn khỏan nhờ Thày xăm cho mình lá phù đó lên lưng. Sau một hồi ngó nghiêng dienbatn rất kỹ , ông gật đầu đồng ý . Thày gọi mấy người đệ tử chuẩn bị các dụng cụ cho mình để làm công việc xăm Phù .
 Ngòai hình dạng của lá phù này , dienbatn còn biết một số lá phù xăm khác như những hình vẽ sau :



Người Thái, Người Miên,  v.v. hay sâm bùa vào người. Xâm bùa phải do một vị pháp sư làm. Vị pháp sư dùng một kim sắt dài khoảng 40 cm và mực hay dầu dừa để xâm bùa. Mực hay dầu sẽ thấm vào da qua lỗ kim đã mổ. Mực xâm bùa không như các loại mực xâm bình thường, mà được tinh luyện bởi các pháp sư. Công thức, bí truyền, bào chế mực xâm bùa gồm các dược thảo, nọc rắn, v.v. Mực xâm này có mầu hay không có mầu sắc.Nếu dùng dầu dừa hay loại mực không mầu, vì thế, sau khi xâm sẽ thấy nét bùa đỏ trên da vì lỗ kim, nhưng sau một thời gian, thì sẽ không thấy nét bùa trên da nữa. Có hai lọai hình xăm là xăm nổi và xăm chìm . Xăm nổi thì bình thường như rất nhiều người đã thực hiện . Còn xăm chìm là dùng Huyền (1 loại đá dưới sâu lòng đất), Chuổi Hổ , Vàng Găm , Châu Sa , Thần Sa , Sữa Con So , các loại mài chung lại , sau đó sên chú vào mực hỗn hợp đó , rồi người cầm kim phóng liên tục lên da theo những hình vẽ đã đồ lên từ trước , vừa xâm vừa niệm chú . Một trăm ngày đầu sau khi xâm , những khi mình thật nóng giận hay đọc Chú thì hình xăm sẽ nổi lên như lúc vừa mới xăm .
Mải miết làm việc , khi Thày thực hiện đến những nét sau cùng của lá Phù thì hơn 2 giờ đã trôi qua . Mọi người xung quanh , kể cả đệ tử của Thày đều ồ lên , tấm tắc khen ngợi trước vẻ đẹp của lá phù . Mọi việc xảy ra đối với dienbatn thật là hoàn hảo và có cảm giác chuyến đi này như được Thày Tổ của dienbatn bố trí , sắp đặt một cách vô hình bởi những quy luật của Huyền môn và thông qua thân xác của vị sư trụ trì để thực hiện những điều đó . Sau đó , Thày vừa đọc chú vừa truyền thêm công lực vào cho dienbatn , luồng công lực của Thày đẩy vào , dienbatn hòa nó bằng vòng Đại tiểu Châu Thiên để nó trở thành công lực của chính mình . Nhận được công lực của Thày trợ duyên , người dienbatn nóng bừng và vô cùng sung mãn . Luồng công lực này phải sau mấy ngày liên tục điều khí mới trở nên nhu thuận . Những người đi cùng dienbatn cũng được Thày làm lễ Quán đảnh cho hết sức trang nghiêm . Chúng tôi cùng quỳ xuống tạ lễ Thày đã ban cho nhiều ân huệ .







Khăn ấn dienbatn được Thày trụ trì đích thân thực hiện và ban cho .



Trong lúc ngồi đàm đạo với Thày , biết đoàn chúng tôi sang Thái để tìm kiếm những linh vật dùng trong Phong thủy và Huyền môn của Thái , mang về Hà Nội để mở cửa hàng , Thày rất ủng hộ và bảo một đệ tử dắt chúng tôi xuống dưới lầu để thỉnh những nhứ cần thiết . Chúng tôi đã chọn được khá nhiều những linh vật dùng trong việc cầu tài , cầu quan chức ,chiêu tình , mua may bán đắt , ăn nói ngoại giao , tức tai , hàng phục để thỉnh mang về Hà Nội . Thày trụ trì đích thân đứng ra làm những thủ tục khai điển cho những đồ vật đó . Lúc đầu , Thày chỉ cho chúng tôi cái hẹn gặp mặt trong khoảng 30 phút , nhưng cuộc gặp gỡ kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ , đó cũng chẳng phải là một kỳ duyên chăng ? Lúc chúng tôi lên xe ra về , Thày còn đưa tiến chúng tôi đến tận cổng chùa . Tạm biệt Rayon , thế nào chúng tôi cũng còn có ngày trở lại . 




Tạm biệt Rayon huyền diệu , tạm biết các Thày , tạm biệt những điều kỳ diệu của Huyền môn . Chúng tôi nhất định có ngày trở lại .







Những huyền diệu của Huyền môn Thái , các bạn có thể tìm được tại đây .