Translate

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

Hướng dẫn tập ngồi Thiền

 Tập ngồi thiền có nhiều phương pháp, hãy chọn phương pháp nào phù hợp cho bản thân, sau đó thường xuyên ngồi thiền là hành thiền.


Lợi ích của Thiền cho giai đoạn đầu

• Giảm 80% nóng nảy và trầm cảm

• Tăng trí nhớ

• Tư duy tốt cho những lựa chọn và ý tưởng.

• Nạp năng lượng cảm xúc

   Lợi ích của Thiền về lâu dài

• Chữa lành trực tiếp bệnh tật

• Tăng sức mạnh của trí nhớ

• Giảm dần các thói quen xấu

• Tâm trí luôn trong trạng thái an bình và sảng khoái

• Xử lý công việc hiệu quả hơn

• Giảm thời gian ngủ

• Các mối quan hệ trở nên chất lượng và toại nguyện hơn

• Sức mạnh tư duy tăng cao

• Hiểu được mục đích cuộc sống

:: Sự kiên trì nhờ vào lòng tin, còn trí tuệ là nhờ chánh niệm.


:: Hướng dẫn đơn giản về thiền

– Không gian: ánh sáng nhẹ, không mùi.

– Tư thế: ngồi xếp bằng thoải mái (hoặc trên ghế).

– Nhắm mắt: tâm trí theo dõi hơi thở tự nhiên.

– Mỗi ngày 10p, có thể chia ra nhiều buổi.

   • Nếu

– Tâm trí quá nhiều suy nghĩ (tạp niệm)

– Hãy quán tưởng đang ở một khung cảnh nào đó hoặc đếm , hít vào đếm 1, thở ra đếm 2 (cứ như vậy suốt buổi thiền), có thể hít vào “A Di”, thở ra “Đà Phật”

• Xả Thiền

– Cuối buổi thiền trước khi mở mắt, hãy Hít thật sâu và thở hết hơi vài lần … … từ từ lấy hai bàn tay xoa nhẹ lên mắt, được gọi là “massa mắt”… xoa nhẹ tiếp 2 bàn tay lên má… rồi từ từ mở mắt.

Tê chân: những ai dễ bi tê chân, nên mátxa chân: đùi, chân, bàn chân bằng cách xoa bóp, đấm nhẹ, xoay cổ chân


   • Điều kiện tập được tuỳ vào lòng kiên trì của chư vị.

:: Hướng dẫn Hành thiền (chi tiết)

– Không gian: có không khí trong lành, càng yên tĩnh càng tốt. Hoặc bất kỳ nơi nào.

– Tư thế: Bạn có thể ngồi xếp bằng, lưng hơi giữ thẳng (không quá cố thẳng sẽ mau mỏi). Hoặc bất kỳ tư thế ngồi nào bản thân cảm thấy thoải mái. Có thể kê đệm vào mông cao 1 tí, hôm nào mệt có thể ngồi tựa lưng vào tường (không tựa đầu).

– Buổi nào rảnh, mỗi lần 10-20 phút, quen dần nên lâu hơn. 10p Thiền sâu vẫn tốt hơn cả giờ đầy tạp niệm.

 


Phương pháp Thiền

Phương pháp 1. Nhắm mắt, hít thở tự nhiên, tâm theo dõi nhịp thở. Tuỳ vào cơ thể mỗi ngày, có hôm hít thở nhẹ có hôm hít thở sâu cảm thấy thoải mái, tất cả hãy tự nhiên. Phương pháp 1 chưa tập được có thể thử phương pháp 2.

Phương pháp 2. Phương pháp đếm

Phương pháp đếm là một phương tiện để đối trị phóng tâm. Phương pháp đếm được sử dụng cho hành giả nào có quá nhiều phóng tâm (nhiều suy nghĩ trong đầu), còn đối với những hành giả có ít phóng tâm và đã từng có những kinh nghiệm thiền tập trước đây thì họ không cần thực tập phương pháp đếm này. Trong chú giải có giải thích về cách sử dụng phương pháp đếm này ra sao. Khi đếm xin quý vị không đếm dưới năm và không đếm quá 10. Lý do chúng ta không đếm dưới 5 là vì khi đếm số ít quá, tâm của quý vị có cảm giác giam hãm và tù túng.

Theo phương pháp 2 này, khi thở vào từ lúc bắt đầu thở vào đến lúc hơi thở kết thúc, quý vị có thể hít vào đếm 1, thở ra đếm 2, rồi cứ như thếhoặc hít vào “A Di”, thở ra “Đà Phật”


Phương pháp 3. Sau thời gian quen với phương pháp đếm, quí vị đã định tâm trong lúc thiền, quay về với phương pháp 1 “Theo dõi hơi thở”.


3. Lưu ý khác:

Không quá cố Thiền, hãy tự nhiên, tập. Khi nhắm mắt theo dõi hơi thở, một việc nào hiện ra trong đầu, hãy lướt qua và quay lại hơi thở, không phán xét, không loại bỏ, không xung đột. Nói cách khác, khi có sự việc xảy ra trong đầu, tâm quay lại tiếp tục theo dõi nhịp thở.

Lúc nhắm mắt theo dõi hơi thở, tâm trí sẽ  lắng xuống, năng lượng sẽ đi vào cơ thể, khi chúng ta ngủ cơ thể sẽ nhận năng lượng vô thức. Năng lượng đến chúng ta dùng hằng ngày dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực. Thức ăn chỉ là một dạng năng lượng.

Trong quá trình tập có bất kỳ trở ngại nào hãy mạnh dạng liên hệ zalo phía trên, tôi sẽ hết lòng hỗ trợ. Thiền sinh có những băng khoăn làm sao biết “đã biết thiền”, giai đoạn này bản thân chư vị tự nhận thức rất rõ, tâm sẽ sáng hơn, tính khí ôn hoà, giảm đi sự ganh ghét hơn thua rõ rệt.


NGỒI THIỀN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN

Hiểu đơn giản, Thiền giúp tâm trí ta dịu lại, Thiền là một liệu pháp giúp bản thân tìm được sự bình yên sâu thẩm trong tâm hồn của mỗi người. Thiền là phương tiện giúp tâm an tịnh. Người bệnh nên hành Thiền, người khỏe cũng hành Thiền, người đang đau khổ càng phải hành Thiền, vì Thiền là một phương thuốc bổ cho tâm và thân.


Chỉ cần mỗi ngày vài phút, ngay tại nơi làm việc, trên chiếc ghế làm việc, đeo tai nghe, mở nhạc thiền, mắt nhắm lại là vẫn có thể hành thiền.

Muốn giảm tính nóng nãy, muốn trí nhớ tốt, muốn giảm buồn phiền, muốn nhiều sáng tạo trong công việc, vâng, muốn rất nhiều nhưng không chịu khó dùng một liệu pháp nào đó cho tâm thân, giống như bệnh mà không chịu uống thuốc thì làm sao hết bệnh. Không gieo hạt làm sao có quả.

NƠI NGỒI THIỀN

Bất kỳ nơi nào cũng có thể ngồi thiền được, nhưng nên chọn nơi không quá ồn và ánh sáng nhẹ, đặc biệt không nên có mùi khó chịu. Mặc quần áo thoải mái, nhất là không nên có dây nịt vì ngồi lâu sẽ khó chịu ở bụng. Có thể mở nhạc thiền, nhạc tiếng nước chảy hoặc không có nhạc tùy ý thích mỗi người.


ĐỊNH THÂN

Định thân tức là ổn định chân tay, lưng và đầu, với tư thế ngồi, ngồi kiểu kiết già, bán kiết già, xếp bằng hoặc bất kỳ tư thế nào cảm thấy thoải mái nhất, các bạn có thể chêm một gối nhỏ ở mông nhằm giữ lưng thẳng, lưng thẳng vừa phải, đừng quá cố thẳng vì sẽ dễ mỏi. Hai bàn tay bắt “bão nguyệt ấn” giúp tâm dễ định. Tùy vào sức khỏe và thể trạng mỗi người, làm sao cho mình có được tư thế ngồi thoải mái nhất có thể.


ĐỊNH TÂM

Sau khi định thân chúng ta sẽ định tâm, nếu chúng ta ngồi yên hoàn toàn không suy nghĩ gì, có vẻ rất khó, vì tâm ta dễ loạn, nhất là những người phóng tâm, nên hai phương pháp sau đây giúp các bạn có đối tượng để tâm trụ vào.

Đầu tiên hãy Mắt nhắm lại, hơi thở theo tự nhiên, không cố gắng thở nhanh hay thở chậm, hít vào biết mình hít vào, thở ra biết mình thở ra, từ từ nghĩ về một khung cảnh yên bình nào đó, ví dụ như đang ở bãi biển, đang ở một ngôi chùa, một phong cảnh thiên nhiên hữu tình, và cứ như thế, cảm nhận từng hơi thở của mình, nếu có bất kỳ sự kiện nào phát sinh trong đầu, hãy quay về khung cảnh ấy và cảm nhận hơi thở.

*** Phương pháp thiền thứ hai Khải Toàn đã hướng dẫn vô cùng hiệu nghiệm với đa phần người mới tập thiền, đó chính là đếm nhịp thở, hít vào đếm một, thở ra đếm hai, rồi lại hít vào đếm một, thở ra đếm hai, cứ như thế trong suốt buổi ngồi thiền. Nhịp đếm giúp tâm ta trụ vào, đối tượng của tâm là nhịp đếm.

Đây là phương pháp đơn giản nhất Khải Toàn hướng dẫn cho những ai bắt đầu tập hành thiền có được những bước đầu giúp tâm định. Tâm ta không hình không tướng, chính vì không hình không tướng chúng có thể đi bất kỳ đâu. Ví dụ trong lúc ngồi thiền, bên ngoài có tiếng động, tâm tự khởi lên sự tò mò, xem ai mở cửa, ai đang làm gì. Bất kỳ sự việc nào làm tâm xao động, hãy quay lại nhịp đếm, hít vào đếm một, thở ra đếm hai.

Xã thiền, các bạn cứ ngồi, không quan trọng ngồi bao lâu, trong mỗi buổi ngồi thiền tâm ta yên bình là điều tốt, dù ngồi chừng năm phút nhưng có vài giây tĩnh lặng vẫn tốt hơn ngồi hàng giờ trong khi tâm nhiều tạp niệm. Cuối buổi thiền trước khi mở mắt, chúng ta hãy xã thiền, các bạn hít thở vài hơi thật sâu, chậm rãi hít sâu vào, từ từ thở hết ra, chậm rãi hít sâu vào, từ từ thở hết ra, chậm rãi hít sâu vào, từ từ thở hết ra, sau đó dùng hai bàn tay xoa nhẹ lên hai gò má, tận hưởng hơi ấm từ lòng bàn tay trong lúc ngồi thiền, tiếp theo xoa nhẹ vào hai đôi mắt, hành động này vừa mát xa gò má vừa mát xa mắt, giúp máu lưu thông trên cơ mặt. Thả nhẹ hai tay xuống, nghĩ về một điều tốt đẹp và từ từ hé mở mắt ra.

:: Thiền là gì ?

* Suốt bốn mươi lăm năm đức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: (1) Khổ và (2) con đường đưa đến sự diệt Khổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh mà thiền Phật giáo gọi là samatha (thiền chỉ).


Bạn cần phải có một nền tảng là tâm từ và cả đức tin, sự kính ngưỡng đối với Đức Phật, sự tự tin và tự trọng đối với chính mình, đối với thầy mình, tin tưởng vào sự tu tập của mình và pháp hành mình đang theo đuổi. Không có những điều này

thì sự tu tập của bạn sẽ rất khó mang lại kết quả. Có khi bạn tự lừa dối mình với sự tưởng tượng: “Tôi hạnh phúc, tôi an lạc”, nhưng rồi cũng không thể đi xa hơn được nữa, bạn chỉ tưởng tượng; điều đó không có thực. Bạn có thể trụ tâm vào bất cứ ý niệm nào, ngay cả tâm từ.

Mặc dù bạn có thể học những lời hướng dẫn hành thiền cơ bản từ bất cứ cuốn sách nào, những hướng dẫn cơ bản này cũng không khó lắm. Nhưng để thực sự tu tập được những phẩm chất cao thượng, bạn cần phải sống cùng một người thầy, người thầy đó thể hiện những đức tính sống động, một tấm gương sống về lòng từ bi, sự biết đủ, sự tĩnh lặng, bình an và giải thoát; người thầy đó là một người thật tự do, giải thoát. Bạn cần phải sống với một vị thầy như thế trong một thời gian dài.


:: Thiền là gì ?

Hiểu đơn giản là thiền để chỉ một phương pháp giúp cho ta sống trọn vẹn với hiện tại và tìm được sự bình an sâu thẳm trong tâm hồn mình.

Sau mỗi giai đoạn tu Thiền, được khảo nghiệm về thiền mỗi người sẽ định nghĩa khác nhau theo ý hiểu sâu hơn về thiền.

Năng lực làm chủ bản thân, dù dưới góc nhìn Khoa Học hay Đạo Học, Thiền cũng là một phương pháp rất đặc biệt & hiệu quả giúp sửa đổi, hoàn thiện tâm tính con người




Chìa khoá chữa lành: tu tập Thiền > năng lượng vào cơ thể > đả thông > rung động > tự chữa lành.


CHỮA LÀNH TRỰC TIẾP: Mọi khổ đau thể xác đều bắt nguồn từ phiền muộn trong tâm trí. Mọi phiền muộn trong tâm trí đều bắt nguồn từ sự non nớt của trí tuệ. Sự non nớt của trí tuệ bắt nguồn từ sự thiếu hụt năng lượng tâm linh và sự thông thái tâm linh. Bệnh tật chủ yếu bắt nguồn từ những căn nghiệp xấu lúc trước. Chỉ đến khi những căn nghiệp xấu này được chuyển hóa, bệnh tật mới biến mất; không có bất kỳ thuốc men nào có thể xóa bỏ được những căn nghiệp này.


Thông qua thiền định, chúng ta nhận được nguồn năng lượng to lớn và sự thông thái tâm linh, trí tuệ sẽ trưởng thành.

Dần dần, mọi sự phiền muộn trong tâm trí sẽ tan biến và tất cả các bệnh tật sẽ mất đi. Thiền định là cách duy nhất chữa lành mọi bệnh tật.

TĂNG SỨC MẠNH CỦA TRÍ NHỚ: Năng lượng vũ trụ dồi dào thu được thông qua thiền định giúp cho bộ não nâng cao hiệu quả làm việc và tối đa hóa kết quả đạt được. Thiền định làm tăng sức mạnh của trí nhớ một cách nhanh chóng. Vì vậy, thiền định rất cần thiết học sinh, sinh viên ở tất cả mọi cấp học và các trường đại học.


TỪ BỎ THÓI QUEN KHÔNG TỐT: Có rất nhiều thói quen không tốt, như ăn nhiều quá mức cần thiết, ngủ quá nhiều, nói quá nhiều, suy nghĩ quá nhiều, uống quá nhiều…Với sự thông thái tâm linh và năng lượng tâm linh lớn lao mà chúng ta thu được từ thiền định, tất những thói quen xấu, không cần thiết sẽ mất đi một cách tự nhiên.


TÂM TRÍ TRỞ NÊN AN VUI: Cuộc sống đầy sự tổn thương, mất mát, thất bại, đau khổ…cho bất cứ ai. Tuy nhiên, đối với người có kiến thức tâm linh và năng lượng tâm linh, cuộc sống sẽ luôn luôn an lạc và nhiều niềm vui, thay vì bị tổn thương, thất bại và đau khổ.


CÔNG VIỆC TRỞ NÊN HIỆU QUẢ: Với nguồn năng lượng dồi dào tâm linh dồi dào và sự thông thái tâm linh, tất cả các công việc chúng ta làm, dù thuộc về thể chất hay tinh thần , đều được làm với hiệu quả lớn hơn.


GIẢM THỜI GIAN NGỦ MỖI NGÀY: Thiền định mang lại cho chúng ta nguồn năng lượng tâm linh dồi dào. Trong khi đó, chúng ta chỉ thu được một lượng nhỏ năng lượng trong khi ngủ. Nữa giờ thiền sâu tương đương với 6 giờ ngủ sâu khi cơ thể nghỉ ngơi và tiếp thêm năng lượng cho tâm trí.


MỐI QUAN HỆ CHẤT LƯỢNG HƠN: Sự thiếu hiểu biết tâm linh là lí do duy nhất cho thấy vì sao mối quan hệ giữa các cá nhân kém chất lượng và không đạt được toại nguyện. Khi có được sự thông thái tâm linh , tất cả các mối quan hệ sẽ trở nên có chất lượng và toại nguyện hơn.


SỨC MẠNH CỦA TƯ DUY: Suy nghĩ cần sức mạnh để đạt được mục tiêu. Trong trạng thái không ngừng nghỉ của tâm trí, suy nghĩ được tạo ra với rất ít năng lượng. Vì vậy, không đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khi tâm trí trong trạng thái nghỉ ngơi, suy nghĩ có được nhiều sức mạnh hơn và mọi ý định đều được dễ dàng trở thành hiện thực.


ĐÚNG VÀ SAI: Đối với người đạt được sự trưởng thành tâm linh, không khó khăn để có được sự lựa chọn đúng đắn.


MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC SỐNG: Chúng ta đều được sinh ra với một mục đích, một sứ mệnh, một ý định và một kế hoạch. Chỉ những người có sự trưởng thành tâm linh mới có thể hiểu và nhận thức được mục đích, sứ mệnh, ý định và kế hoạch thật sự trong cuộc sống.


Trong Thiền định, Patriji nói rằng, Linh hồn sẽ vượt ra khỏi cái kén của sự ngu dốt tâm linh. Thiền càng nhiều sẽ mang lại những trải nghiệm và sự thấu hiểu về sự thật to lớn của Vũ trụ. Đó chính là “Giác ngộ”.


 


Nhóm Thiền Phật giáo

Nhóm Thiền Phật giáo, Ba loại thiền: Thiền Tha Thứ, Thiền Từ Bi (Niệm Tâm Từ) và Thiền Minh Sát.


1. Thiền Tha Thứ

Chúng ta hành Thiền Tha Thứ để loại bỏ mọi cảm giác hối hận và sân hận. Thiền Tha Thứ có ba phần: xin người khác tha thứ cho mình, tự mình tha thứ cho người khác, và chính mình tha thứ cho mình. Thiền Tha Thứ là điều kiện tiên quyết để hành Thiền Từ Bi. Nếu bạn không thể tha thứ một người nào đó thì bạn không thể rãi tâm từ đến họ được. Bởi thế bạn phải hành Thiền Tha Thứ trước khi hành Thiền Từ Bi.

2. Thiền Từ Bi (Niệm Tâm Từ)

Từ ái là một loại tình thương, lòng thành thật mong muốn tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc. Lòng từ ái chẳng dính dấp gì đến sự luyến ái, dính mắc vào riêng một cá nhân nào. Đó là một tình thương thật trong sạch, một sự ước mong thành thật cho chính mình và cho người khác.

Khi thực tập Thiền Từ Bi, trước tiên bạn mong ước cho chính mình được an vui hạnh phúc. Khi đọc thầm câu “nguyện cho tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại” không có nghĩa là bạn ích kỷ, bởi vì muốn rải tâm từ ái đến người khác thì trước tiên bạn phải có tư tưởng từ ái với chính mình. Điều này có nghĩa là khi rải tâm từ ái đến cho chính mình, bạn thành thật mong rằng “ta muốn có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại” thì bạn cũng đồng thời cầu mong cho “người khác có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.”

3. Thiền Minh Sát

Thiền Minh Sát là thiền tỉnh thức hay chánh niệm. Thiền Minh Sát dạy chúng ta sống và đối diện với hiện tại.

Thiền sinh phải ý thức tất cả mọi chuyện đến và đang xảy ra trong hiện tại. Đối với thiền sinh, chỉ có hiện tại là quan trọng. Trong khi hành thiền, thiền sinh phải ghi nhận, theo dõi, quán sát mọi chuyện đến từ sáu cửa giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm) trong giây phút hiện tại vì đó chính là những đề mục mà ta cần phải ý thức và chánh niệm.

Khi hành Thiền Minh Sát, thiền sinh thuần theo dõi các hiện tượng đang xảy ra hoặc nếu muốn có thể niệm thầm theo khi ghi nhận các đề mục đó. Khi theo dõi một cách tinh tấn, chánh niệm, dần dần bạn sẽ đạt được mức độ tỉnh thức cao nhờ đó có thể thấy được chân tướng của sự vật. Đó là sự kết hợp tạm thời của thân và tâm, của các hiện tượng

tâm vật lý hiện đang xảy ra. Chúng mang bản chất vô thường, khổ hay bất toại nguyện, và vô ngã hay không có cốt lõi, không kiểm soát được. Một khi nhìn thấy được ba bản chất thật sự này rồi, thì bạn sẽ loại bỏ được ý tưởng sai lầm (tà kiến) về sự vật. Nhờ hiểu biết đứng đắn chân tướng của sự vật, bạn sẽ giảm bớt tham ái, dính mắc vào thân và tâm, và do đó các phiền não đã cản trở hay ngăn chận sự giác ngộ sẽ dần dần bị suy yếu đi.

Khi hành thiền Minh Sát, bạn phải chọn một đề mục để chú tâm theo dõi. Đề mục này gọi là đề mục chính. Theo truyền thống, thiền sinh thường chú ý vào hơi thở, lấy hơi thở làm đề mục chính. Bạn đặt tâm ở cửa mũi theo dõi hơi thở

vào và hơi thở ra. Nếu muốn, bạn có thể niệm thầm trong khi theo dõi hơi thở như vậy.

Hơi thở vào và hơi thở ra kéo dài khoảng bốn đến năm giây. Khi chú tâm ghi nhận hơi thở vào, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác của hơi thở ở cửa mũi hay bên trong mũi. Bạn phải chú tâm vào cảm giác của hơi thở trong suốt quá trình từ đầu đến cuối. Hãy chú tâm vào bản chất của hơi thở, đó là bản chất chuyển động hay bản chất nâng đỡ, chứ không

phải chú tâm vào hình dáng hay tướng của hơi thở. Hãy cố gắng quán sát hơi thở vào và hơi thở ra riêng biệt nhau, đừng nhập chung.

   

0 nhận xét:

Đăng nhận xét