Translate

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

Gọi hồn là gì? Ý nghĩa & các nghi thức lễ gọi hồn như thế nào?

 Sau khi linh hồn người chết rời khỏi thân xác, người nhà của người chết sẽ phải tổ chức các nghi thức gọi hồn với mục đích kêu gọi vong hồn trở lại, hy vọng người chết sẽ được hồi sinh. Nghi thức này cũng thể hiện tình cảm lưu luyến tiếc thương của người sống với người đã chết.

Thế nào là gọi hồn

Các phần trước đã trình bày về những nơi mà linh hồn người chết sẽ phải đi qua. Vậy thân nhân của người chết sẽ phải làm gì khi người này vừa mới qua đời? Một trong những việc quan trọng mà thân nhân người chết phải tiến hành chính là"gọi hồn”. Nghi thức gọi hồn đã có từ thời xa xưa và còn được gọi là vi phục hay"phục hồn”. Trong tục lệ của nhà Chủ, khi người nào đó vừa mới qua đời, thân nhân của người này phải cẩm một chiếc áo mà thường ngày họ vẫn hay mặc, trèo lên nóc nhà, hướng về phía bắc và gọi thật to tên của người chết; sau đó cuốn chiếc áo lại, ném xuống bên dưới, có một người khác đỡ lấy và mang vào trùm lên thân thể người chết. Trong nghi thức này, người ta đã tưởng tượng rằng áo của người chết chính là thân thể người đó, từ hình thức mà suy ra thực chất, từ cái hư dẫn đến cái thực. Chính điều đó đã khiến nghi thức này có đôi chút ý vị của sự vũ thuật mô phỏng. Mục đích của việc làm này là níu giữ vong linh người chết ở lại. Người xưa cho rằng, khi một người vừa mới chết, vong hồn mới chỉ rời khỏi thân xác và nếu thực hiện nghi thức gọi hồn, có thể níu giữ vong hồn quay trở lại, nhập vào thân xác; như vậy, người chết có thế sẽ sống lại.
 
Sau khi linh hồn của người hấp hối đã lìa khỏi xác, người nhà cần tiến hành nghi thức chiêu hồn, nhằm mục đích gọi linh hồn người chết quay trở về, hy vọng họ được hồi sinh, thể hiện sự lưu luyến của người thân đối với người quá cố.
 
Bước 1: Khi người thân mới tắt thở, người ta thường cầm cái áo của người chết, treo lên nóc nhà, quay mặt về phương bắc gọi tên người chết
 
Bước 2: Sau đó, cuộn chiếc áo lại ném xuống dưới nhà, để người đứng phía dưới đỡ lấy
 
Bước 3: Đem áo trùm lên thân người chết
 
Bước 4: Quan sát xem người chết có còn hơi thở và nhịp tim hay không, để xác nhận người chết không có dấu hiệu hồi sinh, mới chính thức cử hành tang lễ.

Nghi thức gọi hồn

Từ thời xa xưa, nghi thức gọi hồn đã trở thành một trong những việc cần thiết phải thực hiện ngay khi người chết mới qua đời. Vào đời Hán - Ngụy, đồng thời với hoạt động gọi hồn người chết, còn xuất hiện phong tục chiêu hồn tăng và chiêu hồn điện. Chiêu hồn tang là chỉ những người bị chết nơi đất khách hoặc chết trên chiến trường, linh hồn không tìm được đường về quê hương nên sẽ phải ở lại đất khách cùng với thân xác, chịu đựng nhiều nỗi đau khổ cùng cực, cũng không được thờ phụng, hương khói, không có thức ăn và kinh văn để được siêu độ. Cô hồn đó sẽ trở thành quỷ đói trong tình cảnh rất đỗi thảm thương, mãi mãi quẩn quanh nơi đất khách, lênh đênh suốt tháng ngày dài, không có hy vọng được đầu thai chuyển. Khi đó cần phải có thân nhân của người chết dùng chiếc áo mà khi còn sống người này vẫn mặc, thực hiện nghi thức gọi hồn người chết trở về để chôn cãi. Tương truyền, đại thi nhân đời Đường là Lý Bạch đã nhảy xuống ôm trăng mà chết tù Thái Thạch Cơ trên đỉnh núi Mã Yên, thuộc tỉnh An Huy. Người đời sau đã dùng mū áo của ông vẫn mặc khi còn sống, thực hiện nghi thức gọi hồn và chôn cất. Ngôi Mộ chôn mū áo của Lý Bạch cho đến ngày nay vẫn còn trên Thái Thạch Cơ. Dòng Trường Giang vẫn ngày ngày cuồn cuộn chảy qua chốn này, khách du lịch vẫn qua lại trước mộ làm lễ viếng vị Thi thánh, bày tỏ niềm cảm thương vô hạn.

Ý nghĩa của nghi lễ gọi hồn

Gọi hồn là phương thức bày tỏ sự lưu luyến, tiếc thương lần cuối của thân nhân đối với người đã chết. Như vậy cũng có nghĩa là, người sống không đành lòng nhìn người thân của mình ra đi nên đã cầu xin quỷ thần với hy vọng linh hồn người chết có thể từ cõi u minh trở lại trần gian, nhập vào thân xác để được hồi sinh. Nghi Thức này hàm chứa ý nghĩa kêu gọi người chết một lần sau cùng và mang đậm màu sắc của tôn giáo và mê tín dị đoan. Sau khi gọi hồn, thân nhân người chết sẽ phải quan sát cánh mũi của người chết xem còn thở hay không, bắt mạch và quan sát lồng ngực để xem tim mạch còn đập hay không, rồi mới xác định là người đó đã chết thực sự hay chưa. Nếu người chết không thể sống lại được nữa, mới chính thức cử hành tang lễ.

Các phương thức gọi hồn

Mục đích của phương thức gọi hồn là để níu giữ linh hồn người chết ở lại. Tuy nhiên, hình thức gọi hồn tại các vùng khác nhau cũng có nhiều nét khác biệt. Với dân tộc Triều Tiên sinh sống trên đất nước Trung Quốc, sau khi một người qua đời, thân nhân của người đó sẽ lập tức tiến hành nghi thức gọi hồn. Một người đứng trước cửa nhà, cầm chiếc áo của người chết, hướng về phía xa rồi gọi to tên hoặc danh xưng của người chết ba lần liên tiếp, sau đó viết tên của người chết vào trong gia phả. Hiện nay, người dân tộc Lahu (sinh sống ở tỉnh Vân Nam) vẫn có tục mời thầy cúng đến gọi hồn người chết. Họ dùng giấy trắng cắt thành hình người, treo lên đầu sào, đốt nến thắp hương ổi cầu nguyện bên cạnh xác người chết. Dân tộc Mãn và dân tộc Mông Cổ lại có tục lệ khi một người nào đó vừa mới qua đời sẽ tổ chức nghi thức treo phướn dài trong sân nhà, vừa để gọi hồn người chết trở về, vừa để thông báo tang sự cho người thân, bạn bè gần xa. Màu sắc của dải phướn sẽ được quyết định theo "bất kỳ" của người chết và thân nhân của người đó. 
 
Trong tất cả các nghi thức gọi hồn, nghi thức gọi hồn của ngư dân là đặc biệt hơn cả và mang những đặc trưng nghề nghiệp rất riêng. Có thể tưởng tượng rằng, giữa biển khơi mênh mông sóng nước, tai nạn lật thuyền chết người xảy ra rất thường xuyên. Những người bị chết trên biển sẽ không thế tìm được thân xác. Vì Vậy, tang lễ của những người chết trên biển sẽ có nhiều điểm khác biệt với những người chết vì già lão, bệnh tật và gồm một loạt những nghi lễ cúng tế rất đặc trưng. Sau khi một ngư dân bất hạnh phải bỏ xác ngoài biển khơi mênh mông, thân nhân của người đó sẽ dùng cỏ bện thành một thân xác giả, cho mặc quần áo của người quá cố và lập một linh đường ở ngay trong nhà. Đổng thời, ở bên ngoài thôn sẽ mời đạo sĩ đến gọi hồn cho người chết. Nghi thức gọi hồn phải được tiến hành vào buổi đêm, khi thuỷ triều vừa lên. Thân nhân của người chết đến bên bờ biển gọi tô để tâm hồn người quá cố đăng lưu lạc nơi biển khơi biết đường tìm về, nhập vào người, rồi mới tiến hành an táng.
 
Bước thứ nhất: Gọi hồn, thân nhân của người mất phải đến bên bờ của bờ biển vào lúc thủy triều vừa lên, hướng ra mặt biển và gọi to tên của vong hồn.
 
Nguyên nhân gọi hồn: Ngư dân gặp tai nạn, bị lật thuyền rồi chết trên biển là chuyện thường xuyên xảy ra. Như vậy, thân xác của người xấu số sẽ không tìm lại được. Mọi người cho rằng linh hồn cũng sẽ ở lại biển khơ mênh mông.
 
Ý nghĩa của việc gọi hồn: Gọi tên vong hồn thể hiện sự lưu luyến của người còn sống với người đã chết, hy vọng người chết có thể hồi sinh. Bên cạnh đó, mọi người cho rằng nhũng người chết nơi đất khách sẽ phải lang bạt, mãi mãi không đưuọc luân hồi chuyển kiếp. Gọi hồn là đưa vong hồn người chết trở về quê hương để có được nơi chốn ổn định.
 
Bước 2: Hồi hồn, giữa nhà bày một linh đường, cho một hình nhân bệ bằng cỏ mặc một bộ quần áo của người quá cố. Khi đó, linh hồn sẽ thấy thân nhân gọi tên mình sẽ trở về và nhập vào hình nhân bằng cỏ, sau đó sẽ tiến hành nghi thức an táng.
 
Ý nghĩa của hồi hồn: Người xưa cho rằng con người được tạo nên từ linh hồn và thân xác. Khi một người mới vừa qua đời, nếu linh hồn có thể trở lại, với thân xác thì người đó sẽ được sống lại. Nếu người đó không thể sống lại được nữa mới tiến hành an táng.

Sự phổ biến của nghi thức gọi hồn

Nghi thức gọi hồn có tẩm ảnh hưởng rất lớn trong dân gian. Dễ dàng nhận thấy điều này trong các cuốn tiểu thuyết cổ điển. Ví dụ: Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, sau khi tin tức về cái chết của Quan Vũ được lan chuyển đến nước Thục, Lưu Bị đã lập tức truyển chỉ, yêu cầu toàn bộ tướng sĩ đều phải để tang. Đổng thời, Lưu Bị cũng đích thân đi ra cổng thành phía nam đế gọi hồn Quan Vũ về cúng tế, kêu khóc trọn một ngày. Trong tác phẩm "Tỉnh thế hằng ngôn" của Phùng Mộng Long cũng kể lại câu chuyện rằng:Vào đời nhà Tùy, ở thành Thanh Châu có một phú ông tên là Lý Thanh. Đến tuổi 70, ông Lý lên huyệt động trên núi với mục đích tìm thần tiên. Tuy nhiên, con cháu lại tưởng là ông đã chết nên mời một đạo sĩ cao tay đến trước cửa động để gọi hồn và chỉ chôn cất mũ áo của ông Lý mà thôi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét