Translate

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

CÁCH ĐÁNH CHUÔNG TRỐNG BÁT NHÃ MỚI

 Để giúp cho đại chúng lắng đọng tâm tư, đoạn trừ phiền não và tập trung trí huệ, trong các buổi lễ Phật giáo. Các chùa Việt Nam thường cử 3 hồi chuông trống Bát Nhã. Có 2 cách cử chuông trống Bát Nhã:



 Có chuông Báo chúng và Bảng gỗ câu vào với Đại Hồng Chung và Trống đại.

Có chuông Gia trì câu vào với Đại Hồng Chung.
Phật tử chúng ta thường chỉ học cách thứ nhì để xử dụng trong các buổi lễ thông thường mà thôi.

Khai chuông Gia trì: Muốn khai chuông Gia trì, vị phụ trách Công văn phải trình lên Thầy Chủ Sám trước. Nếu chưa được sự đồng ý của vị nầy thì không được tự động khai chung. Mục đích là để đại chúng chuẩn bị: quý Thầy đắp y, đại chúng giữ im lặng và tập trung vào vị trí hành lễ.
Cách khai: Vị phụ trách Công văn trở cán chuông lại (dùng phần gỗ) mà nhịp nhẹ lên thành miệng chuông 7 tiếng với trường độ như sau: O O O O O O O ( cường độ không được đánh mạnh quá, nếu mạnh có thể vỡ chuông) xong trở dùi chuông lại và đánh 3 tiếng : Boòng, Boòng , Boòng.

Tiếp theo là đánh 3 hồi chuông Gia trì. Xong 3 hồi chuông Gia trì, dứt 4 tiếng để câu chuông trống Bát Nhã vào như sau:
Gia trì

Đại hồng chung

Trống

Kèng

Boòng

Thùng

Kèng Kèng

Boòng

Kèng

Boòng

Thùng

Câu tiếp theo 1 hồi Đại hồng chung và Trống mỗi thứ 1 tiếng lòn nhau đến dứt hồi ( chuông trước trống sau).

Bắt đầu 3 hồi chuông trống Bát Nhã: Mỗi tiếng trống đánh đúng vào mỗi chữ của bài Kệ:

Bát Nhã Hội

O

OO

Bát Nhã Hội

O

OO

Bát Nhã Hội

O

OO

Thỉnh Phật Thượng Đường

O O

OO

Đại chúng đồng Văn

O O

OO

Bát Nhã âm

O

OO

Phổ nguyện pháp giới

O O

OO

Đẳng hữu tình

O

OO

Nhập Bát Nhã

O

OO

Ba La Mật môn

O O

OO

Ba La Mật môn

O O

OO

Ba La Mật môn

O O

OO

Ba La Mật môn

O O

OO

Ba La Mật môn

O O

OO
Tiếp tục và nhỏ, nhanh dần cho đến dứt 3 hồi, kết thúc bằng 4 tiếng:

Tiếp tục và nhỏ, nhanh dần cho đến dứt 3 hồi, kết thúc bằng 4 tiếng:
Boòng Thùng
Boòng Thùng Thùng
Boòng Thùng
Boòng

Lưu ý: Chuông trước và sau cùng, trống ở giữa.

(XEM NGHI THỨC TỤNG NIỆM ) do:

Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết
Hòa Thượng Thích Giác Nhiên
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Hòa Thượng Thích Giác Nguyên

Chứng Minh

Hoà Thượng Thích Đôn Hậu
Hoà Thượng Thích Mật Hiển
Hoà Thượng Thích Thiện Siêu

Hiệu đính

Ý nghĩa bài Kệ:

Đại ý bài Kệ nầy là cung thỉnh chư Phật nói lý Bát Nhã và nguyện cho đại chúng hiện tiền cùng tất cả chúng sanh đều được thâm nhập giáo lý cứu cánh ấy. ( Hành Lễ Nghi Thức của Thầy Thích Nguyên Trạch)

Bản Anh ngữ của Judith Crews dịch từ bài Quelques Caractérisques De La Musique Bouddhique Du Việt Nam của Giáo sư Trần Văn Khê:

Bát Nhã Hội:

Assembly of Prajna (lit. “Enlightenment”)

Thỉnh Phật thượng đường:

We invite Buddha to come to the place of worship.

Đại chúng đồng văn:

The faithful have all heard

Bát Nhã âm:

The sound of Prajna,

Phổ nguyện pháp giới:

The sound of the drum and the bell are spreading out in every direction,

Đẳng hữu tình:

For every living species,

Nhập bát Nhã:

Enter into the world of the Prajna,

Ba La Mật môn:

By the door which lets you cross over to the other shore. (Đáo bỉ ngạn = Đến bờ bên kia)
GHI CHÚ:

Trường độ của mỗi câu kệ cũng như mỗi hồi trống không quy định. Nhưng kéo dài, hay đánh nhanh quá đều rất khó nghe. Nên theo Giáo sư Khê đã đo trong một buổi lễ để làm chuẩn thì:

Hồi đầu tiên (First roll) = 1 phút (1’ 00’’)
Hồi thứ nhì (Second roll = 2 phút 10 giây (2’10’’)
Hồi thứ ba (Third roll) = 3 phút 4 giây (3’04’’)


Đây cũng chỉ là một khoảng thời gian vừa phải chứ không phải là thời gian qui định bắt buộc.
¨ Chuông đại hồng chung thường đúc có 4 (bốn) cục u hình tròn để đánh dùi vào, mỗi cục có khắc tên một mùa bằng chữ Nho như: Xuân, Hạ, Thu, Đông, cứ đánh hết một mùa lại xoay chuông qua mùa khác để chuông mòn đều và giữ được âm thanh hay.

Nguồn: Nguyên Hòa

0 nhận xét:

Đăng nhận xét