THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Training feng shui, certificates are only valid for feng shui students who finish the course.

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Organize feng shui and martial arts certification exams for individuals and units who have needs

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Associating with individuals and organizations operating: feng shui, martial arts, culture and art

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Provide feng shui items

THIEN UY CENTER FOR FENGSHUI

-Receive support for all services and issues related to feng shui yin: tomb, code, spirituality

Translate

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Học Và Hiểu Phật

  Thân người khó được. Được làm người đời nay là do đã từng giữ gìn 5 giới đức:

  1. Không sát sanh tức là Đức Hiếu Sinh, là có lòng thương yêu sự sống muôn loài.
  2. Không tham lam trộm cắp tức là Đức Ly Tham. Không những vậy còn biết cần lao, biết buông xả.
  3. Không tà dâm tức là Đức Chung Thủy, chỉ 1 vợ 1 chồng.
  4. Không nói dối tức là Đức Thành Thật.
  5. Không uống rượu, chất say nghiện ngập tức là Đức Minh Mẫn, Sáng Suốt. 


     Nhưng khi được thân người thì không biết quý trọng, lại đi gieo nhân đưa thân vào chỗ hành ác, lời nói ác, ý nghĩ ác, khiến gặp nhiều nhân quả bất như ý, lo rầu sợ hãi, bị hù dọa bắt nạt như cảnh địa ngục tại thế gian. Khi khổ đau vô cùng vô tận thì lại đi tìm thầy bùa, thầy ngãi giải oan, cúng sao, bói toán, giải hạn … cho hết khổ, mà nào đâu hết khổ, lại càng mê mờ luẩn quẩn trong vòng khổ đau luân hồi không lối thoát.

     Con người khổ vì lòng ham muốn, tham đủ thứ và không bao giờ dừng lòng tham của mình nên do chính lòng tham dẫn đến hành động vô minh trong dục vọng để gặt đầy quả khổ trùng trùng như lòng tham không đáy vậy.

     Chính vì vậy con người phải quay trở về nhìn nhận lại thân tâm mình, quan sát thân hành, ý hành của mình. cái nào thiện thì tiếp tục làm, còn cái nào ác thì phải chừa bỏ, sống giữ gìn 5 giới thì mình là con người thật là 1 con người trọn vẹn, chứ không phải con người mang lớp thú vật, hung dữ, hăm dọa người yếu thế để gặt lấy quả sợ hãi, hoang mang, hồi hộp, lo rầu.

     Sống đúng 10 điều lành tức là sống trong Cõi trời, cõi thiện, ngay giữa thế gian đầy ô trược nhưng thân tâm luôn thanh thản, an lạc, vô sự, không có ác pháp nào có thể xâm chiếm làm tâm quý vị khổ đau.

Những điều cô trình bày la mượn hình thức tôn giáo để lừa đảo tín đồ, những người ít hiểu biết, chiêu dụ tín đồ, cũng là nhân mê tín dị đoan cô đã gieo đời trước – nay phải gặp những người hành sai pháp để trả quả.

     Đạo Phật không phải là tôn giáo mong cầu nhiều người tu theo. Ai thấy được sự lợi ích, một khi đã giác ngộ thì tự mình thắp đuốc lên mà đi, không ai cứu ai được. Đạo Phật là nền đạo đức Nhân Bản – Nhân Quả của con người, sống không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sanh.

     Đạo đức ông bà tổ tiên từ ngàn xưa cũng đã dạy trong thành ngữ, trong ca dao truyền miệng: 

  • Tu đâu cho bằng tu nhà  -Thờ cha kính mẹ mới là chân tu
  • Thương người như thể thương thân
  • Lá lành đùm lá rách
  • Thương trẻ, trẻ đến nhà  -Kính già, già để tuổi cho…

     Nhưng những đạo đức, luân lý này vẫn chưa đủ, con người vẫn còn khổ, vẫn còn sống trong cảnh giới sân hận như Atula, đói khát như ngạ quỷ, đau đớn, rên la, bệnh tật như địa ngục súc sanh… 

     Muốn vậy, con người phải sống đúng đạo đức giải thoát mới mong được phút giây an vui hạnh phúc chân thật.

     1, Không cần tụng kinh nữa chỉ vì tụng niệm ê a thêm mệt mỏi, khan cổ mất thời gian mà khổ đau, sân hận không dứt, chỉ cần hàng ngày làm cái gì biết làm cái đó, lời nói không làm khổ ai suy nghĩ thiện còn suy nghĩ ác dẹp bỏ, chọn lấy một giờ tu tập ngồi chơi giữ tâm bất động thanh thản an lạc vô sự, là đạt được thân nhẹ nhàng, tâm được an vui không chi phối, không bị chướng ngại buồn rầu lo lắng…

     2, Không cần đi chùa nữa. Cô nên tu tập tại gia đình. Đi chùa để tìm cái an lạc, cái không khổ, mà vào chùa lại bị hù dọa, sợ hãi cầu cúng lạy lục mỏi mệt, không học được thêm đạo đức, đức hạnh, tri kiến giải thoát mà chỉ thêm chồng chất khổ đau. Nên ở nhà biết ứng dụng đạo đức vào cuộc sống (với con, cháu, dâu, rể …) là có an vui ngay liền không phải đi đâu xa cả ạ!

     3, Pháp Phật có năng lực đuổi bệnh tật nhưng nhân quả trả vay giết gà, mổ cá, ăn thịt chúng sanh mà đòi không có bệnh sao được. Trước hết nên ăn chay trường bằng tình yêu thương sự sống, dần dần cơ thể khỏe mạnh, có bệnh thì đuổi bệnh. Ôm pháp Như Lý Tác Ý: Đau đầu phải đuổi cút khỏi thân ta; Bệnh đau lưng phải đi sạch ra khỏi thân ta, cơ thể mạnh khỏe bình thường.

Chừng nào những bệnh quá nặng hay tâm còn yếu quá sợ hãi thì đi khám và theo lộ trình chữa trị của bác sĩ. Cô hãy quan sát kĩ lại những người tụng kinh có hết bệnh hay nay bệnh này mai bệnh khác.

     4, “ Cây có cội nước có nguồn” mình từ đâu ra mà có? Do ai nuôi lớn, được bao nhiêu anh em giúp đỡ lúc hoạn nạn khó khăn, nay nghe theo tà đạo còn về làm khổ người thân, đánh mất đạo đức gia đình tôn ti trật tự. Thật quá sai.

     5, Vậy tụng kinh học được đạo đức làm người hay không? thuộc kinh có giúp các cháu nghĩ thiện, nói thiện, làm thiện hay không? Nếu vậy có nghĩa là kinh không có lợi ích cho con người vậy thuộc tụng để làm gì? có lợi ích gì cho bản thân, gia đình, xã hội. Đây chính là nhân tư tưởng mê tín nhiều đời truyền bá ngàn năm đến nay mới còn trẻ đã phải trả quả quá sớm. Mau mau tỉnh ngộ mê lầm, sống lại con người bình thường có đạo đức. 

     6, Tư tưởng thần quyền bắt người phải nô lệ, phục dịch trong khi mình sống không đúng đạo đức, đức hạnh mà bắt người phải phục tùng, quý vị nên sáng suốt trí tuệ tìm một vị thánh Tăng, Tăng Bảo: Người sống đúng giới luật đức hạnh và hành trì pháp thì nên thân cận sống gần nương tựa, còn những người sống không đúng 10 giới thánh đức Sadi thì quý vị nên tránh xa.

     7, Thần thông hô mưa, gọi gió, bay tàng hình hay thấy được quá khứ của người khác… đều là những chuyện lừa đảo, mê hoặc người nhẹ dạ cả tin, chẳng đem lại lợi ích an vui trong phút giây hiện tại, chỉ là lòe bịp người mê phép thuật chứ không hướng đến đạo đức Phật dạy: “ Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy, tu tập là có kết quả giải thoát ngay liền”.

     8, Cô có chánh kiến là nhân hạt giống đạo đức Nhân Bản – Nhân Quả  là rất quý cô hãy siêng năng tinh tấn tu tập. Lời khuyên của cô rất đúng, nhưng mấy đứa trẻ còn bồng bột, còn trả vay nhân quả, ước nguyện cho các cháu sớm đủ duyên giác ngộ chánh pháp của Phật để tu tập mang lại lợi ích cho mình, cho người thân, xã hội.

     9, Đúng vậy, vị sư này biết điểm yếu để hù dọa người yếu bóng vía, cô nhìn rõ nhân quả rất đúng đắn.

     10, Đã từ nhiều năm nay, nhà nước đã cho quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do tìm hiểu. Cái gì hay chắt lọc ứng dụng vào cuộc sống nhưng chân lý chỉ có một, đại lộ giải thoát chỉ có một, đường về xứ Phật chỉ có một, không thể rõ nhiều đường mà đi đến đích được. Nên quý vị hãy lắng nghe cho kĩ đâu là Chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đâu là pháp của ngoại đạo Bà la môn lồng ghép, lừa gạt, mê tín thần thánh hóa làm con người mất sự làm chủ của mình, khúm núm cầu tha lực.

     11,  Đúng vậy

     12, Bốn chân lý của con người:

  1.  Khổ Đế: Con người sinh ra có thân là khổ, trăm ngàn thứ khổ.
  2. Tập Đế: Tất cả sự khổ đau của con người là do lòng ham muốn.
  3. Diệt Đế: Là trạng thái Tâm Bất Động – Thanh Thản – An Lạc – Vô Sự ai cũng có nhưng chỉ được chốc lát.
  4. Đạo Đế: Lộ trình tám lớp học để rèn luyện đạt Tâm Bất Động – Thanh Thản – An Lạc – Vô Sự 24/24 để có đủ năng lực Tứ Thần Túc, làm chủ Sanh – Già – Bệnh – Chết.

     13, Đó là những người không gieo nhân mê tín nên họ phát giác ra trò lừa đảo và họ không phải nhân quả với vị sư kia. Nhưng rồi đến lúc hết phước duyên, không làm lợi ích thiết thực cho mọi người thì nó tự tan rã, vị sư sẽ bị mất uy tín, mọi người lánh xa.

     15, Không sao, cô có những thắc mắc do chưa hiểu rõ. Khi đã nhìn nhận ra vấn đề thông suốt thì xả bỏ tâm phiền não dễ dàng.

Không có cõi hay cảnh giới  tây phương cực lạc nào mà chỉ có ngay phút giây hiện tại, sống thiện thì mọi việc đều an ổn, Niết Bàn ngay tại thế gian.

  • Tứ Bất Hoại Tịnh: là pháp môn tu tập quý giá.
  • Niệm Phật: nhớ đến gương hạnh sống của Đức Phật và sống theo y như vậy.
  • Niệm Pháp: sống y như Pháp.
  • Niệm Tăng: luôn hướng về các bậc xuất gia, cao đức; thánh tăng đầy đủ đức hạnh, đầy đủ giới bổn và sống như chúng thánh Tăng.
  • Niệm Giới: là sống đúng giới luật, là cư sĩ sống 5 giới 10 điều lành; là tu sĩ sống 10 giới Sadi, 250 giới tỳ kheo.
  • Niệm Phật Bất Hoại Tịnh: là hướng về gương hạnh sống của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Người là con người như chúng ta bằng xương, bằng thịt, có cha mẹ, có những khổ đau nhưng Ngài đã tìm ra được lộ trình tu tập từ thấp đến cao và giải thoát hoàn toàn làm chủ  Sanh – Già – Bệnh – Chết chấm dứt tái sanh luân hồi. Ngài ăn trường chay, không sát hại con vật nào hay cành cây ngọn cỏ. Ngài sống tâm Từ – Bi – Hỷ – Xả, luôn Nhẫn nhục – Tùy thuận – Bằng lòng.

     Noi theo gương hạnh của Ngài mà sống như vậy gọi là Niệm Phật, chứ không phải niệm là gọi tên Phật A Di Đà, một vị Phật tưởng tượng không có thật, không có lai lịch rõ ràng, việc tụng niệm là tà hạnh, tà tinh tấn hoài công vô ích.